Những hạn chế

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

r

3.4.2. Những hạn chế

* Công tác lập kế hoạch kiểm tra

Công tác lập kế hoạch kiếm tra thuế chưa thực sự sát so với thực trạng của doanh nghiệp, do vậy có lúc kế hoạch kiểm tra thuế chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và đòi hởi cùa thực tiễn. Kế hoạch kiểm tra thuế đã được xây dựng trên phần mềm chấm điếm rủi ro, tuy nhiên dữ liệu chưa được thường xuyên rà soát, làm sạch kịp thời dẫn việc đến việc lựa chọn doanh nghiệp đề thực hiện kiểm tra chưa hiệu quả.

Việc lập kế hoạch kiểm tra thuế để thực hiện các cuộc kiểm tra mang tính chuyên đề, do cơ sở dừ liệu thông tin chưa phân loại chuyên sâu theo từng ngành nghề, lĩnh vực nên việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra chưa sát dẫn đếsn sẽ khó phát hiện ra sai sót, gian lận trong kiểm tra, nên kết quả kiểm tra đôi khi không đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rùi ro trong công tác lập kế hoạch cần phải được hoàn thiện dựa trên chính sách pháp luật hiện hành cũng như qua công tác thực tiễn phát hiện những kẽ hở trong chính sách để hoàn thiện bộ tiêu chí cũng như nâng cấp

cơ sở dữ liệu NNT phục vụ cho việc lập kê hoạch kiêm tra. Lập kê hoạch kiêm tra JL • • A • A khâu quan trọng, quyết định kết quả của cuộc kiểm tra thuế.

Công tác lập kế hoạch chưa tập trung vào các ngành nghề lĩnh vực có rủi ro cao, mang lại dư địa thu lớn như: Xăng dầu, hàng không, tín dụng, dược phẩm...; doanh nghiệp có phát sinh chuyền nhượng vốn, thương hiệu..; doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn; doanh nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên khoáng sản..; các doanh nghiệp có hoạt động khai thác và kinh doanh cát sỏi trên cửa sông và cửa biển..; doanh nghiệp rủi ro cao về hóa đơn, có hoàn thuế lớn, phát sinh hoàn thuế bất thường..; doanh nghiệp nhiều năm chưa được kiểm tra, được hưởng ưu đài miến giảm thuế...

* Công tác kiểm tra thuế TNDN tại cơ quan thuế

Việc thực hiện kiểm tra thuế chủ yếu bằng phương pháp thủ công do đó tốn nhiều thời gian, chưa phát hiện những rủi ro tiềm ấn của người nộp thuế.

Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế chưa đạt kết quả tốt, tỷ lệ DN kiểm tra tại cơ quan thuế được chấp nhận hồ sơ khai thuế so với tổng số hồ sơ khai thuế đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ hồ sơ phát hiện có dấu hiệu vi phạm còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

* Công tác kiêm tra thuế TNDN tại trụ sở người nộp thuế

Mức độ phát hiện sai phạm, gian lận còn thấp.

Việc chấp hành quy trình kiểm tra thuế còn chưa thực hiện nghiệm túc, có một số trường hợp thời gian kiểm tra kéo dài, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.

* Công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan

Chưa có sự phối hợp tốt trong việc giám sát tình hình kê khai của DN giữa các bộ phận kê khai kế toán thuế và kiểm tra thuế của Chi cục thuế (đôn đốc DN nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kê khai...). Đội Kê khai và kế toán thuế chưa thường xuyên tham mưu để Lành đạo Chi cục Thuế chỉ đạo công tác phối hợp này nhằm đảm bảo DN nộp đủ hồ sơ khai thuế. Bộ phận kiểm tra chưa thường xuyên phối hợp tốt với bộ phận kê khai nên tình hình giám sát việc kê khai nói chung tại các đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là kê khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.

Việc trao đôi, cung câp thông tin giữa công chức thuê và các ngân hàng thương mại còn chưa đồng bộ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc kiếm soát luồng tiền ra - vào cùa doanh nghiệp đế kiếm soát doanh thu, chi phí phát sinh. Việc thiếu sự phối họp giữa các ngân hàng cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác kiểm tra, cụ thể như kiểm tra các khoản thanh toán qua ngân hàng để đù điều kiện khai báo chi phí được trừ của các doanh nghiệp hay kiểm tra về hành vi mua bán, chạy hóa đơn của một số đơn vị.

* Cơ sở dữ liệu và thông tin người nộp thuế tại cơ quan thuế

Hệ thống TMS hiện nay đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại cục thuế và chi cục thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đãng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ... Vì thể, ứng dụng TMS dễ dàng áp dụng một quy trình nghiệp vụ quản lý thuế chuẩn trên toàn quốc cho cả 3 cấp của ngành Thuế; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác do chỉ cần kết nối với một ứng dụng lõi là TMS, mà không phải kết nối với nhiều ứng dụng lõi như trước đây, tránh được các

sai sót khi trao đổi dữ liệu giữa các cấp và giữa các hệ thống.

Tuy nhiên, hiện nay chính sách, văn bản pháp quy về thuế cũng như các mẫu biểu đầu vào của các ứng dụng hiện nay thay đổi liên tục, do đó cán bộ thuế tại Chi cục phải thường xuyên cập nhật, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ triển khai các nhiệm vụ của ngành Thuế.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)