Kinh nghiệm kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại một số Chi cục Thuế

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41)

Thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội và Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế quận Ba Đình

1.5.1. Kinh nghiệm kiếm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại một sắ Chi cục Thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân

Đe thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế, Chi cục Thuế quận Thanh Xuân đã có nhiều biện pháp thường xuyên quán triệt cho cán bộ thể hiện được vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức kỷ luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm

tra thuê. Công chức thuê làm công tác kiêm tra đã thê hiện tôt tinh thân trách nhiệm; có phấm chất đạo đức, tác phong nghiêm túc. Bên cạnh đó, lãnh đạo thường xuyên kiểm tra dưới nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin khác nhau để kịp thời nắm bắt, uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cùa công chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Từ kết quả phân tích trên có thể thấy giai đoạn 2018 - 2020, công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân đã được những kết quả đáng kể sau:

- về kế hoạch kiểm tra đã chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm, nắm bắt địa bàn để thực hiện xây dựng cho phù hợp.

- về số lượng: số lượng, tỷ lệ các cuộc kiểm tra so với số NNT quản lý tăng qua các năm. Trong năm 2018, Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân đã tố chức thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT được 913 doanh nghiệp đạt 107% kế hoạch (trong đó có 546 cuộc kiểm tra đột xuất và 385 cuộc kiểm tra giải thể); đã kiến nghị tãng thu NSNN 126 tỷ đồng đạt 113 % so với kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017; giảm khấu trừ 8,9 tỷ đồng; giảm lồ 61,3 tỷ đồng. Thực hiện kiểm tra hóa đơn đối với 343 hồ sơ, xử lý 41 hồ sơ với số thuế truy thu và xử phạt hành chính thuế và hóa đơn là 248,6 tỷ đồng.

- Thông qua kiêm tra thuê đã phát hiện ra các sai phạm và xử lý các vi phạm về thuế góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế. Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra dần được khẳng định; góp phần tăng số thu, tạo lập công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giừa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả xử lý qua thanh tra, kiềm tra thuế cũng góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách.

- Công tác kiểm tra đã góp phần nâng cao tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của NNT.

- Tồ chức bộ máy kiểm tra thuế được sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa; Số lượng, chất lượng và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng tăng.

- Hàng năm Chi cục Thuế đã từng bước phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để chống thất thu ngân sách, cũng như công tác hiện đại hóa quản lý thuế.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế quận Hoàng Mai

Trong những năm qua, Chi cục Thuế quận Hoàng Mai đà và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như cách thức kiểm tra thuế TNDN nhằm nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm tra cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

+ Thực hiện việc kiểm tra chỉ tiêu kê khai trên quyết toán thuế, kiểm tra tính chính xác của doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế của năm quyết toán thuế với các năm liền kề và với một số doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh có cùng quy mô kinh doanh để xác định tính họp lý của bản kê khai quyết toán thuế...

+ Sử dụng các kỹ năng phân tích rủi ro trong quá trình kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật theo hướng dẫn của Chi cục Thuế.

+ Áp dụng các công cụ hồ trợ cho công tác kiểm tra như công cụ tra cứu hóa đơn của các doanh nghiệp bở trốn, các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

+ Xây dựng các kỹ thuật kiểm tra đối với một số lĩnh vực đặc thù như: xây dựng lắp đặt; kinh doanh bất động sản; kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng; kinh doanh nhà hàng ăn uống và kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.

+ Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cùa cán bộ kiểm tra thuế nói riêng và cán bộ thuế nói chung để cán bộ thuế tập trung, tâm huyết với nghề, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đạt kết quả cao trong công tác thực hiện nhiệm vụ thu thuế của Ngành.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Thuế quận Ba Đình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số Chi cục Thuế trong công tác kiểm tra thuế TNDN, có thể rút ra một số bài học cho Chi cục Thuế quận Ba Đình như sau:

- Cần khuyến khích các DN nộp hồ sơ khai thuế trước thời hạn, để ccông chức thuế có nhiều thời gian kiểm tra tờ khai chính xác hơn nhàm sớm phát hiện ra

các hành vi sai phạm và xử lý các hành vi vê thuê góp phân răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

- Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng việc sử dụng các kỹ năng phân tích rủi ro, các công cụ hỗ trợ cho công tác kiêm tra như công cụ tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp đề đánh giá mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp khi công chức thuế kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

- Chú trọng thường xuyên tồng hợp các hành vi vi phạm, các kỹ năng kiểm tra để bổ sung vào sổ tay kiểm tra thuế. Từ đó, các kinh nghiệm và kỷ năng kiểm tra được chia sẻ, học tập lẫn nhau giữa các công chức làm công tác kiểm tra.

z 9 9 ___ _________

- Tiêp tục đôi mới trong công tác kiêm tra tại trụ sở NNT theo hướng tập trung nâng cao chât lượng kiêm tra tại trụ sở CQT, từ đó lựa chọn những vân đê rủi ro trọng yếu nhằm rút ngắn tối đa thời gian làm việc tại DN nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhât các cuộc kiêm tra tại trụ sở NNT.• 1 • • •

- ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế: ứng

- « * £

dụng công nghệ vào tât cả các khâu từ khâu xây dựng kê hoạch, phân tích, ban hành

A f - - - 2 2

Quyêt định đên báo cáo kêt quả kiêm tra, hướng tới hô trợ kiêm tra theo phương pháp điện tử.

- Tiếp tục chủ động trong công tác phối hợp giữa các chức năng trong cơ quan đồng thời phối hợp chia sẻ thông tin đối với với các cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng được quan hệ phối hợp, chia sẻ thông tin một cách đầy đủ, hiệu quả và kịp thời giữa các chức năng tại CQT đặc biệt là mối quan hệ giữa công tác kiểm tra với tin học và kê khai ; Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa CQT với các cơ quan quản lý nhà nước như Hải quan; Công an ... nhằm thu thập thông tin về NNT, phối hợp phòng, chống các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức kiểm tra nhằm nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu thực tiễn công tác kiểm tra thuế.

- Thực hiện cơ chê giám sát ở tât cả các bộ phận, các khâu công việc đê nâng cao ý thức chấp hành, kỷ cương kỷ luật công tác trong CBCC góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

- Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế cần được sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao số lượng và chất lượng của cán bộ kiếm tra thuế. Bên cạnh đó, Chi cục cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kiểm tra thuế nói riêng và cán bộ thuế nói chung để họ hăng say với công việc, cống hiến hết khả năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tất nhiên, chế độ tiền lương và thu nhập không hoàn toàn do Chi cục được quyền quyết định, đó là chế độ chung của Nhà nước.

TIÈƯ KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1, Luận văn tập trung làm rõ lý luận cơ bản vê kiêm tra thuê thu nhập doanh nghiệp như: Một số vấn đề cơ bản về thuế TNDN, Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra thuế, Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế, Nội dung kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại một số Chi cục Thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội như Chi cục Thuế quận Thanh Xuân, Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, qua đó rút ra những Bài học kinh nghiệm kiểm tra thuế cho Chi cục Thuế quận Ba Đình.

Nhừng lý luận cơ bản nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong việc nghiên cứu của luận văn là thực trạng công tác kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Ba Đình ở chương 3.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN cú ư

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng những nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử của Chù nghĩa Mác-Lê nin. Đồng thời sử dụng những phương pháp truyền thống như: thống kê, tổng hợp, phân tích, phân loại, so sánh, đối chiếu để rút ra vấn đề từ đó có những giải pháp và kiến nghị.

2.2. Phương pháp thu thập dũ’ liệu

2.2.1. Đẩi tượng nghiên cứu

Là những nội dung lý luận về công tác kiểm tra thuế TNDN và thực tiễn công tác này tại Chi cục Thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đà có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp có liên quan đến công tác kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp được thu thập qua các số liệu thống kê hàng nãm có liên quan gần đây của Chi cục Thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cụ thế: Báo cáo năm cùa Chi cục Thuế; các tờ khai tạm tính, tờ khai quyết toán, thông báo giải trình, biên bản làm việc, quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, quyết định truy thu của một số doanh nghiệp được thực hiện trong quá trình kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ba Đình; các tạp chí thuế, tạp chí ngành, thời báo kinh tế, báo điện tử, kết quả nghiên cứu của một số công trình tiến sỹ, thạc sỹ, báo cáo khoa học có liên quan...

- Thông tin thu thập đảm bảo tính chính xác, khách quan, pháp lý.

2.3. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu

Xử lý thông tin là hoạt động phân tích, phân loại thông tin theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giải quyết công việc. Xử lý thông tin là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định. Đây là công việc bắt buộc nhằm nâng cao chất

lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin. Xử lý thông tin là việc sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhàm cung cấp những cơ sở đế xem xét, giải quyết một vấn đề. Thông qua việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu; hệ thống hóa, phân tích tổng hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu đề chúng phản ánh được tình hình, xác định đúng bản chất của các sự việc, các hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp, phương án cho các quyết định quản lý dưới các hình thức kiến nghị, đề xuất sáng kiến giải quyết, ban hành các văn bản thích hợp.

2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp các tài liệu thứ cấp đã thu thập được. Trên cơ sở số liệu được tổng hợp để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

- Các thông tin liên quan đến quản lý thuế được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu, so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế.

2.3.2. Phương pháp phãn tích tổng hợp

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp đánh giá thống kê để tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ các báo cáo thống kê về Kết quả thu NSNN, Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, Kết quả kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở doanh nghiệp,... để đánh giá tổng hợp thực trạng công tác kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tìm ra những nguyên nhân, tồn tại ảnh hường đến công tác kiểm tra thuế thu nhập và đề ra các giải pháp thực tế.

2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cửu

- Tồng số doanh nghiệp kê khai, đăng ký trên địa bàn quận Ba Đình: Ý nghĩa của chỉ tiêu nghiên cứu này để đánh giá cồng tác quản lý cùa Chi cục Thuế quận Ba Đình trong việc kiểm soát thuế TNDN trên địa bàn. Dần đến việc đánh giá công tác

lập kê hoạch kiêm tra đúng theo quy định của pháp luật

- Lập và thực hiện Kế hoạch kiểm tra thuế TNDN năm: Ý nghĩa của chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu qua công tác lập kế hoạch kiếm tra của Chi cục Thuế

- Tổng số thuế truy thu và xử phạt qua công tác kiểm tra thuế TNDN: Ý nghĩa của chỉ tiêu này phản ánh công tác quản lý và tính rãn đe tuân thú pháp luật về thuế TNDN cần được thực hiện theo quy định, số này càng lớn cho thấy công tác quản lý thuế TNDN chưa được chặt chẽ và ngược lại (hoặc cho thấy công tác kiêm

tra thuế TNDN hiệu quả và ngược lại).

CHUÔNG 3. THỤC TRẠNG CÔNG TÁC KIẾM TRA THUẾ THU NHẬP• • • DOANH NGHIỆP TẠI CHI cục THUẾ QUẬN BA ĐÌNH,

THÀNH PHỔ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Chi cục Thuế quận Ba Đình

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thuế quận Ba Đình

3.1.1.1. Khái quát đặc điếm kinh tế - xã hội quận Ba Đình

* Vị trí địa lý:

Ba Đỉnh là một quận nằm ở trung tâm nội thành thành phố Hà Nội kéo dài theo hướng Đông-Tây. Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đinh giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng. Quận Ba Đình là trung tâm hành chính - chính trị của Việt Nam, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây cũng là trung tâm ngoại giao với nhiều các tố chức quốc tế, đại sứ quán của các nước, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng. Quận Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cố truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)