Thực trạng công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở ngườ

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 66 - 74)

nộp thuế

Việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được tiến hành theo kế hoạch, nội dung chủ yếu là kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế. Trong năm qua, Chi cục Thuế đã chỉ đạo tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nghi vấn rủi ro cao về thuế, nhiều nãm chưa kiểm tra và kê khai doanh thu không đạt ngưỡng quy định tối thiểu trong các chương trình, đề án chống thất thu

của ngành và địa phương. Trước lúc ban hành quyêt định kiêm tra đêu được phân tích mức độ rủi ro, mâu thuẫn trên tờ khai thuế, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Từ đó, giao chỉ tiêu phấn đấu truy thu đối với từng doanh nghiệp, đồng thời giao chỉ tiêu số lượng đơn vị kiểm tra trong tháng. Với cách làm như trên, Chi cục đã tạo tính chủ động và trách nhiệm của từng đoàn trong công tác kiểm tra thuế. Chất lượng công tác kiểm tra thuế ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng.

Kiểm tra căn cứ tính thuế là công việc có vai trò quan trọng nhất trong công tác kiểm tra thuế. Do cơ chế tự khai, tự nộp nên mọi hồ sơ đều có thể ẩn chứa các dấu hiệu vô ý hay cố tình vi phạm pháp luật về thuế, làm sai lệch căn cứ tính thuế, giảm số thuế phải nộp, gây thiệt hại cho NSNN. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra thuế giúp giảm thiểu rủi ro về thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật, đảm bảo khai đúng, khai đủ số thuế phải nộp.

Có thể tóm tắt kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp do Chi cục quản lý qua bảng số liệu sau (Xem phụ lục Bảng 3.5):

Bảng số liệu 3.5 cho thấy, cả 3 năm liên tục từ năm 2018 đến năm 2020, hầu hết tất cả các doanh nghiệp được kiểm tra đều có sai phạm và đã đem lại số tiền thuế truy thu và phạt vào NSNN đáng kể. Nhìn chung, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp được thực hiện khá triệt để, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm và thu đủ số thuế truy thu, nộp phạt. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ ngày càng nhiều doanh nghiệp có hành vi gian lận, do đó đòi hỏi công tác kiểm tra phải ngày cảng chặt chẽ hơn.

3.2.3.1. Kiêm tra doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhận thức được tàm quan trọng của công tác quản lý doanh thu tính thuế đối với doanh nghiệp, Chi cục thuế quận Ba Đình đã có nhiều biện pháp khả thi để quản lý doanh thu như sau: Phân công mỗi cán bộ kiểm tra sẽ quản lý một số doanh nghiệp nhất định nên việc nắm bắt thông tin về nguồn mang lại doanh thu cũng cụ thể, chi tiết hơn. Hàng tháng công chức thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để sớm phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời.

Công chức thuế thường xuyên tiến hành điều tra doanh thu thực tế và so sánh với doanh thu trên tờ khai, phân tích dữ liệu kê khai: So sánh doanh thu tính thuế kỳ

này với kỳ trước, so sánh với cùng kỳ năm trước, so sánh doanh thu tính thuê cùa các doanh nghiệp kinh doanh cùng nghành nghề, cùng trên địa bàn đế tìm ra điểm bất hợp lý, ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thuế. Tuy nhiên, việc đi xuống theo dõi tình hình kinh doanh cùa doanh nghiệp không phải là đơn giản, thường xuyên được nên nhiều thông tin liên quan đến doanh thu cũng chưa nắm bắt được.

Một số trường hợp công chức thuế phải dựa vào thông tin về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh ngiệp, doanh thu của những NNT cùng kinh doanh một nhóm mặt hàng trên địa bàn để ước đoán doanh thu thực. Ngoài ra, cán bộ thuế cũng cần nắm vững những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tính thuế như giá bán, chi phí giá vốn.

Rất nhiều doanh nghiệp mặc dù chi phí giá vốn giảm, giá bán tăng nhưng doanh thu họ kê khai vẫn giảm rất nhiều so với thực tế. Kiểm tra trên một số đối tượng cho thấy có khoảng 50% đối tượng nộp thuế có biếu hiện khai giảm doanh thu, không có trường hợp nào khai tăng doanh thu. Với các doanh nghiệp này, Chi cục đà tăng cường công tác kiểm tra đột xuất tại cơ sở kinh doanh. Đoàn yêu cầu đối tượng nộp thuế xuất trình sồ sách kế toán và các chứng từ, số hóa đơn đã xuất bán, kiểm tra việc ghi chép hóa đơn, đối chiếu với phiếu thu, đối chiếu sổ sách hạch toán, kiểm tra cách ghi chép hạch toán và hóa đơn đầu vào có hợp lệ, các chi phí liên quan được trừ có hợp lý không. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp còn mua hóa đơn đầu vào của các doanh nghiệp đã bỏ trốn, bởi vậy các doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách gian lận doanh thu tính thuế gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, hiện tượng gian lận về doanh thu thường diễn ra dưới nhiều hình thức như:

- Hạch toán doanh thu sai thời kỳ:

Các doanh nghiệp viết hóa đơn của những tháng cuối năm sang năm sau. Việc doanh nghiệp hạch toán sai thời kỳ để giảm số thuế phải nộp nhằm chiếm dụng vốn của Ngân sách để tiến hành hoạt động kinh doanh khác thu lợi cho doanh nghiệp, tránh phải trả lãi cho khoản đầu tư trong một khoảng thời gian (Xem phụ lục

Ví dụ 3).

- Bán hàng không xuất hóa đơn:

Lợi dụng thói quen của khách hàng cá nhân thường không lấy hóa đơn khi mua hàng vì nếu lấy hỏa đơn mua hàng, khách hàng sẽ mất thêm tiền thuế GTGT (thông thường là 10%), các doanh nghiệp thường không xuất hóa đơn bán hàng nếu khách hàng cá nhân không yêu cầu. Hình thức này thường diễn ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như: kinh doanh ô tô, xe máy, điện tử, đồ dân dụng, ăn uống; hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn (Xem phụ lục Ví dụ 4). Hình thức gian lận này đã gây khó khăn cho cơ quan thuế quản lý, do đó thời gian qua, cán bộ thuế đã đấy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu về pháp luật thuế, khuyến cáo người dân khi mua hàng nên lấy hóa đơn bán hàng và kiểm tra giá bán thực ghi trên hóa đơn, nhằm giúp cho cơ quan thuế có thể kiểm soát được đối tượng nộp thuế hơn.

- Dùng kỹ thuật ghi chép để che dấu doanh thu tính thuế:

Doanh nghiệp phản ánh số liệu trên hóa đơn thanh toán hoặc hóa đơn giao hàng cho khách hàng sai lệch với hóa đơn lưu tại doanh nghiệp (nếu có thì đối chiếu với liên 1 và liên 2) để phản ánh giảm doanh thu, hoặc doanh nghiệp thông đồng với người mua để ghi giá bán thấp hơn trên hóa đơn so với giá bán thực tế (Xem phụ lục

Ví dụ 5).

- Không kê khai hoặc tính sai doanh thu tính thuế

+ Một số doanh nghiệp không kê khai thu nhập từ hoạt động cho thuê hay nhượng bán tài sản, không kê khai thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính bất thường hay các khoản trợ cấp, trợ giá; không kê khai giá trị công trình xây dựng đà nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa thanh toán... làm giảm doanh thu tính thuế nhằm mục đích giảm thuế TNDN phải nộp.

4- Một số doanh nghiệp không hạch toán vào doanh thu tính thuế các khoản tiền doanh thu từ bán chịu cho khách hàng.

+ Một số doanh nghiệp bở sót hóa đơn không hạch toán làm giảm doanh thu tính thuế, hiện tượng này xảy ra khá phố biến do công tác quản lý hóa đơn, sổ sách kế toán của doanh nghiệp chưa tốt, hoặc có thề do doanh nghiệp cố tình bỏ sót hóa đơn không hạch toán nhằm che giấu doanh thu.

+ Một sô doanh nghiệp xuât vật tư hàng hóa đê trao đôi, biêu tặng hay trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, nhưng không hạch toán giá cùng loại hay tương đương như các sản phẩm cùng loại trên thị trường mà chỉ ghi bằng đúng giá nguyên vật liệu mua vào (Xem phụ lục Ví dụ 6).

- Treo trên tài khoản:

Một số trường hợp công ty nhận tiền hàng trả trước của khách hàng, nhưng đến cuối năm đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng công ty vẫn để ở tài khoản 131- Tài khoản phải thu của khách hàng mà không chuyển sang tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hay một số trường hợp các doanh nghiệp ký gửi hàng cho đại lý bán đã được thanh toán rồi nhưng doanh nghiệp vẫn không ghi nhận doanh thu mà treo ở tài khoản 157- hàng gửi đi bán làm cho doanh thu tính thuế giảm (Xem phụ lục Ví dụ 7).

3.2.3.2. Kiêm tra các khoản chi phỉ được trừ

Đe quản lý tốt chi phí được trừ, ngoài việc nắm vững nội dung các khoản chi phí được trừ, cán bộ thuế còn phải nắm được các quy định khác về chi phí sản xuất kinh doanh trong các văn bản pháp quy của các cơ quan có thẩm quyền ban hành, nắm vững công tác hạch toán kế toán hiện hành đảm bảo vận dụng sát với điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cụ thể.

Trên tinh thần đó, Chi cục thuế quận Ba Đinh đà áp dụng nhiều biện pháp quản lý cụ thể: Cán bộ thuế kiểm tra tờ khai thuế và tiến hành so sánh chi phí được trừ của kỳ này với kỳ trước, so sánh với cùng kỳ năm trước; so sánh sự biến động của chi phí với sự biến động của doanh thu, so sánh chi phí giữa các doanh nghiệp cùng nghành nghề, cùng địa bàn, so sánh chéo giữa doanh thu và chi phí giữa các doanh nghiệp .. .đế sớm phát hiện các gian lận về thuế.

Các vấn đề sai sót, gian lận liên quan đến chi phí được trò tập trung chủ yếu ở những điểm sau:

* Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Qua kiểm tra quyết toán cho thấy các doanh nghiệp thường có các sai phạm về mức trích khấu hao về tài sản cố định, cụ thể như sau:

r « - - r

- Khâu hao tài sản không phục vụ cho sản xuât kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Một số công ty, thành viên góp vốn bằng nhà ở cùa mình để được trích khấu hao tài sản cố định, hay cho thuê nhà làm văn phòng để được tính vào chi phí thuê ngoài. Một số đối tượng nộp thuế sử dụng nhà vừa làm địa điểm kinh doanh vừa làm nhà ở, vừa hạch toán chi phí khấu hao, chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lý được

2 - » - A

trừ, làm cho công tác kiêm soát của công chức thuê khó khăn, phức tạp.

- Khấu hao tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được quyền sở hừu của doanh nghiệp, tài sản đem đi góp vốn nhưng không có đủ thủ tục góp vốn.

- Doanh nghiệp trích khâu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính, doanh nghiệp làm ăn không có lãi, không đủ điêu kiện đê trích khâu hao nhanh nhưng vẫn trích khấu hao nhanh.

- Doanh nghiệp ghi nhận giá trị tài sản cố định cao hơn nguyên giá tài sản cố định ban đâu đê tính khâu hao cao hơn so với quy định. Hoặc doanh nghiệp mua

sắm tài sản đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định nhưng doanh nghiệp không hạch toán tăng tài sản cố định mà doanh nghiệp hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

- Tài sản cô định doanh nghiệp vừa dùng cho mục đích sản xuât kinh doanh vừa dùng cho mục đích khác nhưng không hạch toán riêng mà đưa cả phàn tài sản dùng cho mục đích khác vào đế tính khấu hao, nhằm mục đích tăng chi phí, giảm thuê TNDN phải nộp.

- Khấu hao tài sản cố định đà khấu hao hết giá trị: tức là tài sản cố định hết giá trị khấu hao nhưng vẫn tiếp tục được phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và vẫn tính khấu hao như các năm trước vào chi phí được trừ trong kỳ tính thuế

(Xem phụ lục Ví dụ 8).

* Chỉ phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca

Việc định giá tiền lương hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cơ sở kinh doanh. Khoản chi phí này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tống số chi phí của các doanh nghiệp hiện nay, nên có không ít các doanh nghiệp tìm mọi

cách gian lận làm tăng các khoản chi phí này nhăm mục đích giảm sô thuê TNDN phải nộp như: Các doanh nghiệp lợi dụng trình độ hiểu biết còn hạn chế của người lao động, không thể hiện các điều khoản rõ ràng hoặc thông đồng với người lao động để khai tăng tiền lương, tiền công so với số thực nhận. Điều này thường xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông và hoạt động theo mùa vụ.

Mặt khác, doanh nghiệp có thế dùng cách khai khống tăng số lao động thực có trong doanh nghiệp, thời gian lao động của người lao động hoặc khai khống khối lượng công việc để tăng lương cho người lao động nhưng thực tế lại không có. Doanh nghiệp chi tiền ăn giữa ca, tiền phụ cấp...cho công nhân viên nhưng thực tế lại không chi hoặc chi ít hơn nhiều so với các khoản chi đề tính chi phí được trò khi tính thuế TNDN; công ty phân bổ chi phí trả tiền lương, tiền công cho lao động, chủ

sở hữu hay các bộ phận khác không đúng quy định (Xem phụ lục Ví dụ 9). * Chỉ phí lãi tiền vay vốn sản xuất kình doanh

Thực tế cho thấy hiện nay, một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhừng sơ hở để lập họp đồng vay khống; áp dụng mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất thị trường tại thời điểm vay hoặc kê khai không chính xác thời điềm ký họp đồng để lợi dụng sự chênh lệch về lãi suất tại thời điểm ký họp đồng và thời điểm kê khai chi phí.

* Chi phi hàng hóa, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác.

Bao gồm khoản tiền để chi trả tiền điện, nước, điện thoại, phụ cấp tàu xe, tiền công tác phí, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền liên hoan của doanh nghiệp nhân dịp lễ, tết...Tuy các khoản tiền này để phục vụ, thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không nằm trong chi phí mua nguyên vật liệu hay tài sản; nhiều khoản phát sinh nhỏ lẻ, không thường xuyên nên trên thực tế các khoản chi này rất khó kiểm soát.

Lợi dụng điều này các doanh nghiệp đã tìm nhiều cách để gian lận như: một số doanh nghiệp đưa thêm các hóa đơn giả vào chứng minh cho số kê khai, khi kiểm tra nếu không kiểm tra kỷ sẽ dễ dàng bỏ qua. Hoặc doanh nghiệp không phân bố chi phí điện nước dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà đưa vào chi phí sản xuất chung. Còn có những doanh nghiệp hạch toán cả

những khoản phạt vi phạm giao thông, vi phạm hành chính, phạt chậm nộp thuê, các khoản tiền liên hoan của đơn vị nhân dịp lề, tết...vào chi phí được trừ.

* Chi phí trích lập dự phòng, lỗ do đánh giá lại

Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không đúng quy định, số dự phòng giảm giá phải trích lập ở kỳ này ít hơn hoặc bằng số dư khoản dự phòng giảm giá đã trích ở kỳ trước nhưng doanh nghiệp vẫn trích tiếp hay không hoàn nhập số dư khoản dự phòng (ghi giảm giá vốn hàng bán hoặc giảm chi phí tài chính), nhằm mục đích tăng chi phí được trừ.

Hay doanh nghiệp có những khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế hay lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định vẫn

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)