Sự tham vọng về công nghệ của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của đề tài

1.1.4. Sự tham vọng về công nghệ của Trung Quốc

Yếu tố về công nghệ và tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới. Tham vọng này được biểu hiện thông qua kế hoạch MC25. Với nước Mỹ, kế hoạch MC25 của Chính phủ Trung Quốc công bố là một kế hoạch phản diện, là mối đe dọa thực sự đối với vị thế dẫn đầu về công nghệ của nước Mỹ.

Với kế hoạch này, mục tiêu tối thượng của Bắc Kinh là “giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất công nghệ

26

cao của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu…Kế hoạch MC25 đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: đến năm 2025, Trung Quốc đạt 70% mức “tự cung tự cấp” trong các ngành công nghiệp công nghệ cao và đến năm 2049 – kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - họ tìm kiếm một vị thế thống trị trên thị trường toàn cầu” [33]. Kế hoạch MC25 đã cụ thể hóa một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Trung Quốc chính là ngành công nghệ cao, bởi chính ngành này đã giúp Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới và cùng với đó cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang tới cơ hội rất lớn để Trung Quốc thực sự vươn lên trở thành quốc gia phát triển nhất thế giới. Hệ quả rất có thể xảy ra trong tương lai đó thúc đẩy Mỹ mặc nhiên quy định kế hoạch MC25 của Chính phủ Trung Quốc trở thành một biểu tượng cho những tham vọng bá quyền của nước này và ngày càng gây ra sự quan ngại sâu sắc của Mỹ về việc Trung Quốc nổi lên như một đầu tàu công nghệ kình địch với sự lãnh đạo của Mỹ.

Thật vậy, bản chất sâu xa của cuộc chiến tranh thương mại lần này là một cuộc xung đột về công nghệ. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nước nào nắm được công nghệ thì nước đó sẽ có cơ hội phát triển. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia sẽ phụ thuộc lớn vào năng lực và sáng tạo công nghệ. Nếu Mỹ muốn duy trì vị thế siêu cường thì không để lọt công nghệ vào tay đối thủ. Rõ ràng, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ, các loại vũ khí thông minh có được từ ứng dụng công nghệ thông tin đã, đang và sẽ xuất hiện. Những hình thức quân sự truyền thống như quân đông, vũ khí cơ học sẽ dần bị thay thế. Thực tế cuộc cách mạng trong ngành công nghệ quân sự bắt nguồn từ những lĩnh vực phi quân sự và những nước nào có cơ sở kinh tế cùng công nghệ tiên tiến sẽ đủ sức thực hiện cuộc cách mạng thông tin trong quân sự. Do đó, Mỹ áp đặt thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không hẳn vì thâm hụt thương mại mà còn vì những vi phạm từ phía Trung Quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ cao [3, tr.76].

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)