Trước tháng 5/2018

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 28 - 34)

7. Bố cục của đề tài

1.2.1. Trước tháng 5/2018

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã không ngừng phát triển kể từ khi hai nước chính thức bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào năm 1979. Sau đó, đến tháng 10/2000, Tổng thống Bill Clinton ký Đạo luật quan hệ Mỹ - Trung, chính thức trao cho Bắc Kinh mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ và mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Từ đó đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Mỹ - Trung từ mức chi 5 tỉ USD vào năm 1980 đã tăng lên mức 645 tỉ USD vào năm 2017, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là tình trạng thâm hụt thương mại của Trung Quốc mà Mỹ phải đối mặt. Giá trị nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng từ mức 102 tỉ USD vào năm 2001 lên mức 490 tỉ USD trong năm 2017. Ngược lại, trong khoảng thời gian trên, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Trung Quốc tuy có tốc độ

29

tăng trưởng khá ổn định nhưng lại có quy mô rất hạn chế so với đối tác, từ 19 tỉ USD vào năm 2001 lên mức 120 tỉ USD vào năm 2017. Cụ thể hơn, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng từ 83 tỉ USD vào năm 2001 lên mức 370 tỉ USD vào năm 2017, tương đương với tăng thâm hụt 20,3 tỉ USD/năm, tính từ thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO.

Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Mỹ - Trung trở thành tâm điểm của cả thế giới và có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình cục diện quan hệ quốc tếTình hình nước Mỹ và Trung Quốc diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, không ổn định và những vụ khủng bố khiến dân chúng bất mãn. Quan hệ Mỹ - Trung luôn là tâm điểm thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng “chính sách xoay trục” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ bởi chính quyền Tổng thống Barack Obama từ cuối năm 2011 là nhằm kiềm chế Trung Quốc, từ đó duy trì vị thế của Mỹ tại khu vực này. Để trợ giúp cho chiến lược xoay trục, Mỹ đã tích cực thúc đẩy Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có sự tham gia của Trung Quốc, can sự vào tranh chấp biển đảo tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, bố trí hệ thống phòng thủ tại Hàn Quốc,…Đáp lại chiến lược của Mỹ, sau khi lên nắm chính quyền năm 2012, Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, đề xướng “Giấc mơ Trung Hoa” nhằm tăng cường quyền lực và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng không ngừng thúc đẩy chiến lược “Xoay trục sang châu Á” nhằm duy trì quyền lực và địa vị của Mỹ. Nhiều học giả tin rằng cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã nghiêng về Trung Quốc. Về tổng thể, quan hệ hai nước là vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong nỗ lực kiềm chế để giữ ổn định. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử Tổng thống thì quan hệ Mỹ - Trung đã có sự thay đổi lớn [2, tr.22].

Trong giai đoạn 2000 - 2017, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc trên tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này tăng từ 2,1% lên 8,4%. Cụ thể 5 mặt hàng chủ lực của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2017 bao gồm: Sản phẩm ngành hàng không (đa phần máy bay dân dụng và phụ kiện; Các loại hạt và dầu ăn (đa phần là đậu nành); Ô tô, mô tô; Chất bán dẫn và linh kiện điện tử; Năng lượng. Xuất khẩu từ cân nhắc về “an ninh quốc gia” nên Mỹ không xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm quân dụng trong lĩnh vực như hàng

30

không vũ trụ, công nghệ thông tin, vật liệu mới. Do đó, giá trị hàng công nghệ cao xuất khẩu từ Mỹ sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt 35,7 tỉ USD (đa số máy bay dân dụng, ô tô và linh kiện hàng không); chiếm 27,4% tổng giá trị hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc và 10.1% giá trị hàng công nghệ cao xuất khẩu ra thế giới của Mỹ. So với năm 2003, những con số này lần lượt là 8,3 tỉ USD, 29,2% giá trị hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc và 4,6% giá trị hàng công nghệ cao xuất khẩu của Mỹ. Ngược lại, đối với xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị lên tới 505 tỉ USD trong năm 2017, tăng 9,3% so với năm 2016. Tỷ trọng giá trị hàng Trung Quốc trên tổng số hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng liên tục từ mức 8,2% vào năm 2000 lên mức 21,6% vào năm 2017. Trong danh sách các nước xuất khẩu chính sang Mỹ, Trung Quốc từ vị trí thứ 8 trong năm 1990, đã vượt lên số 4 trong năm 2000, số 2 trong giai đoạn 2004 - 2006 và vượt lên dẫn đầu từ năm 2007, đồng thời duy trì là đối tác xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ kể từ năm 2007 đến nay. Năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc vào Mỹ năm 2017 là thiết bị liên lạc, thiết bị máy tính, hàng hóa tiêu dùng cơ bản như đồ chơi và trò chơi, may mặc; chất bán dẫn và các thành phần điện tử khác. Trung Quốc cũng là nguồn nhập khẩu nông sản lớn thứ tư của Mỹ trong năm 2017 ở mức 4,5 tỉ USD.

Và cũng trong giai đoạn 2000 - 2017, trong quan hệ thương mại dịch vụ Mỹ - Trung có sự khởi sắc. Trung Quốc là một đối tác thương mại dịch vụ lớn của Mỹ. Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 4 trong danh sách các đối tác thương mại dịch vụ lớn nhất của Mỹ với kim ngạch thương mại ngành dịch vụ đạt mức 75 tỉ USD. Trong đó, quốc gia này là thị trường xuất khẩu dịch vụ lớn thứ 3 của Mỹ với 57,6 tỉ USD và là nguồn nhập khẩu dịch vụ lớn thứ 8 ở mức 17,4 tỉ USD. Mỹ đã điều chỉnh thặng dư thương mại dịch vụ 40,2 tỉ USD với Trung Quốc, đây là mức thăng dư thương mại dịch vụ lớn nhất với bất kỳ đối tác nào của Mỹ.

Theo thống kê của Trung Quốc, từ năm 2006 đến năm 2016, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc đã đăng từ 14,4 tỉ USD lên 86,9 tỉ USD. Trong năm 2016, thặng dư thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong dịch vụ đạt 55,7 tỉ USD, gấp 40 lần so với năm 2006. Về du lịch, khách du lịch Trung Quốc đã chi khoảng 7000 USD mỗi người trong năm 2016, nhiều hơn khách du lịch từ bất cứ quốc gia nào [50]. Trong năm 2016, khách du lịch đã chi tiêu tổng cộng 35,22 tỉ USD vào Mỹ,

31

đem lại khoảng 97 triệu USD mỗi ngày cho Mỹ. Về giáo dục, Mỹ là điểm đến hàng đầu của du học sinh Trung Quốc. Tính tới thời điểm tháng 5/2016, có khoảng 353.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Mỹ, chiếm 34% tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ. Sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ chi khoảng 45.000 USD/người trong năm 2016, đóng góp khoảng 15,9 tỉ USD cho Mỹ. Trong lĩnh vực điện ảnh, Trung Quốc đã mua bản quyền 51 phim Mỹ vào năm 2016 và mang lại gần 16 tỉ USD doanh thu cho Mỹ, gấp bốn lần tổng số phim được Trung Quốc nhập khẩu từ các nước khác. Trong lĩnh vực xuất khẩu sách, số lượng và các loại sách do Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ nhiều hơn số lượng được xuất khẩu sang Mỹ. Trong năm 2015, Trung Quốc đã nhập 6.400.800 cuốn sách từ Mỹ (209,6 triệu USD) và xuất khẩu 3.489.400 cuốn sách sang Mỹ (20,6 triệu USD). Hơn nữa, từ năm 2002, đến năm 2016, Mỹ đã chuyển giao 54.000 nhãn hiệu tại Trung Quốc; tổng số giấy phép thương hiệu được đưa vào hồ sơ Cục Quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại Trung Quốc của các doanh nghiệp Mỹ là 36.761, chiếm 11,63% tổng số giấy phép đăng ký với Cục quản lý nhà nước về công nghệ và thương mại trong cùng thời kỳ [45].

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2000 -2017 thực trạng thâm hụt thương mại Trung – Mỹ có chiều hướng tăng lên. Theo nghiên cứu chung của OECD và WTO tìm cách ước lượng dòng chảy thương mại theo giá trị gia tăng ở mỗi quốc gia thì hàm lượng giá trị gia tăng của nước ngoài đóng góp trong tổng số giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 2011 (không có số cập nhật hơn) là 32,2%, trong đó riêng đối với mặt hàng thuộc lĩnh vực sản xuất là 40% còn đối với các thiết bị quang học và điện tử thì lên tới 53,8%. Chính yếu tố hàng hóa trung gian đã khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc đôi khi không phản ánh đúng bản chất của nó (chỉ thể hiện hàng hóa nhập khẩu từ đâu chứ không thể chỉ rõ chủ thể được hưởng lợi thật sự). Do đó, nếu chỉ tính lượng hàng hóa sản xuất thuần tại nội địa hai quốc gia vào các số liệu nhập khẩu thì thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ thấp hơn nhiều so với con số công bố chính thức. Như vậy, trong giai đoạn trước khi bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hai quốc gia đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, dưới thời chính quyền của Trump, mối quan hệ hai nước có nhiều chuyển biến xấu, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình quốc tế thời bấy giờ.

32

Bảng 1.2.1. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung (từ trước tháng 5/2018) [3, tr.90-93]

Thời gian Động thái các bên

Mỹ Trung Quốc

Ngày 22/1/2018

Mỹ áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm máy giặt và pin mặt trời. Tuy các sản phẩm này không nhập từ Trung Quốc, nhưng trong luận điểm của mình Mỹ đã chỉ ra việc Trung Quốc đang thống lĩnh nguồn cung toàn cầu là một trở ngại.

Ngày 04/2/2018

Trung Quốc bắt đầu quá trình điều tra chống hỗ trợ giá trong một năm các mặt hàng cao lương nhập từ Mỹ.

Ngày 09/3/2018

Tổng thống D. Trump ký lệnh áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng thép và nhôm từ tất cả các quốc gia trong đó có Trung Quốc.

Ngày 22/3/2018

Mỹ đề xuất thuế nhập khẩu để đáp trả lại việc Trung Quốc cạnh tranh thương mại không lành mạnh, điển hình trong vấn đề chuyển giao công nghệ, bản quyền sở hữu trí tuệ và dự định sẽ khiếu nại với WTO về vấn đề này.

Ngày 23/3/2018

Mỹ khiếu nại lên WTO về vấn đề Trung Quốc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc áp thuế nhập khẩu lên 3 tỉ USD hàng hóa nhập từ Mỹ nhằm đáp trả lại thuế nhập khẩu

33

Mỹ áp lên các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc.

Ngày 27/3/2018

Mỹ công bố bản báo cáo phần 301 về Trung Quốc.

Đầu tháng 4/2018

Hội đàm giữa hai nước thất bại, Trung Quốc đề xuất giảm thâm hụt thương mại song phương giữa hai nước khoảng 50 tỉ USD. Ngày

02/4/2018

Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên 3 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bao gồm hoa quả tươi, rượu nho và thịt lợn.

Ngày 03/4/2018

Mỹ công bố danh sách các mặt hàng sẽ bị áp thuế nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỉ USD, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao, để bù đắp lại những thiệt hại do việc Trung Quốc ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Ngày 04/4/2018

Mỹ cho rằng những cáo buộc của Trung Quốc lên chính sách của mình là vô căn cứ.

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về thuế nhập khẩu phần 301 của Mỹ, đồng thời áp thuế nhập khẩu 25% lên 106 sản phẩm của Mỹ bao gồm đậu, xe máy, các sản phẩm hóa học và máy bay.

Ngày 05/4/2018

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xem xét áp dụng thêm thuế nhập khẩu lên 100 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của nước này.

Ngày 10/4/2018

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ mở cửa thị trường tài chính.

34 Ngày

16/4/2018

Mỹ trừng phạt Công ty ZTE của Trung Quốc vì đã vi phạm của thỏa thuận về việc cấm giao thương với Iran và Bắc Triều Tiên, qua đó công ty này bị cấm không được mua các sản phẩm công nghệ của Mỹ trong 7 năm. Ngày

17/4/2018

Trung Quốc tuyên bố sẽ thu thuế chống bán phá giá lên 1 tỉ USD cao lương nhập từ Mỹ.

Ngày 26/4/2018

Mỹ điều tra Tập đoàn công nghệ Huawei vì khả năng vi phạm lệnh cô lập Iran.

Trung Quốc tuyên bố có thể giảm một nửa thuế nhập khẩu ô tô.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 28 - 34)