Hai nước đàm phán về một thỏa thuận, hòa hoãn tạm thời

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 78 - 81)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Hai nước đàm phán về một thỏa thuận, hòa hoãn tạm thời

Thế giới năm 2020 khép lại với nhiều biến động và thách thức to lớn chưa từng có trong lịch sử, đem đến nhiều hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực ở tầm toàn cầu, đồng thời được dự báo có thể còn kéo dài trong nhiều năm tới. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, gam màu xám nổi lên ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trong bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2020. Trên bình diện quốc tế, dịch bệnh Covid-19 đã làm gia tăng mối bất hòa giữa một số nước, thúc đẩy sự chuyển dịch sức mạnh giữa các quốc gia, đồng thời buộc nhiều chính quyền trên thế giới phải điều chỉnh ưu

79

tiên chính sách đối nội và đối ngoại, làm thay đổi phương thức vận hành của quan hệ quốc tế và chính trị thế giới. Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số và những lĩnh vực liên quan tới công cuộc phòng, chữa bệnh, trở thành những thước đo mới về sức mạnh của các quốc gia. Về mặt xã hội, dịch bệnh Covid-19 khuyến khích con người thay đổi lối sống theo hướng “xanh hơn”, “chậm hơn” và “giãn cách hơn” [24].

Bên cạnh dịch bệnh Covid-19, năm 2020, thế giới còn chứng kiến “một mối đe dọa khác”, thuần tùy do con người gây ra. Đó chính là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cụ thể là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, bộc lộ rõ nét mức độ cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu trên mọi lĩnh vực, từ chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, tài chính – tiền tệ, khoa học – công nghệ cho đến dư luận. Chiến tranh thương mại bùng nổ năm 2018, tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó đối với cục diện quan hệ quốc tế là vô cùng lớn. Hai quốc gia đã coi nhau như là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số 1 và thực thị những chính sách cứng rắn đối với nhau. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, nền kinh tế hai nước đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Đối với Mỹ, đại dịch Covid-19 đã làm cho nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn và thách thức, đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kỷ lục kéo dài 127 tháng. Sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong nước giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh (14,7% trong tháng 4/2020), GDP giảm mạnh (Quý I/2020 giảm 5,2%; Quý II/2020 giảm 32,9%). Sang đến quý III/2020, nhờ các gói cứu trợ của chính phủ nên chi tiêu của người tiêu dùng đã gia tăng, kinh tế Mỹ đã phục hồi khi tăng trưởng quý III/2020 đạt 33,1% [11]. Mặc dù vậy sẽ còn phải mất nhiều thời gian để kinh tế Mỹ mới phục hồi từ ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khủng hoảng kinh tế còn khiến nhiều người dân không có thu nhập để nuôi gia đình, rơi vào trạng thái bất an, nhất là người da màu, người có thu nhập thấp và nợ quốc gia tăng, quan hệ thương mại quốc tế xấu đi….cũng gây sức ép lớn đối với nền kinh tế Mỹ đặc biệt là gây sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden vừa mới trúng cử. Do đó, chính quyền mới cần đưa ra những chính sách và có kế hoạch phục hồi kinh tế với khẩu hiệu “Tái xây dựng tốt hơn”, hy vọng phục hồi nước Mỹ sau thảm họa; đồng thời, đưa đất nước bước sang giai đoạn chuyển biến căn bản trong những thập niên tới. Trái lại, đối với đối thủ cạnh

80

tranh trực tiếp trong chiến tranh thương mại Trung Quốc, mặc dù là nước đầu tiên bùng phát đại dịch Covid-19, tuy nhiên kinh tế Trung Quốc duy trì được đà hồi phục vững chắc từ tháng 3/2020 đến nay. Cụ thể, GDP quý III/2020 của Trung Quốc tăng 4,9% (so với mức 3,2% trong quý trước) và tính chung 9 tháng đầu năm 2020 tăng 0,7%. Cả khu vực sản xuất và dịch vụ đều trên đà phục hồi sau đại dịch. Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 10/2020 lần lượt đạt 53,6 điểm và 56,8 điểm. So với cùng kỳ năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2020 tăng 11,4% trong khi nhập khẩu tăng nhẹ hơn 4,7%. Theo đó, thặng dư thương mại tăng từ mức 42,3 tỷ USD trong tháng 10/2019 lên 58,44 tỷ USD trong tháng 10/2020 [7]. Đây được xem là kết quả tích cực của các chính sách kiểm soát dịch bệnh và các biện pháp hỗ trợ phục hồi nền kinh tế Trung Quốc. Theo IMF, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 1,9% trong năm 2020 và 8,2% năm 2021. Trong khi đó, OECD dự báo, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng trưởng 8% trong 2021 và 4,9% trong 2022, sau khi tăng 1,8% trong 2020. Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ, song những hành động trừng phạt của Mỹ khiến cho nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn. Tổng thống Trump lên án chính sách thương mại của Trung Quốc gây thiệt hại to lớn cho nước Mỹ, đồng thời chỉ trích những yêu sách chủ quyền phi pháp và hành vi đe dọa tự do hàng hải của Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Tiếp đó, chủ nhân Nhà Trắng cho rằng Bắc Kinh không giữ lời về việc đảm bảo quyền tự trị đối với Hồng Kông khi áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên đặc khu hành chính. Ngoài ra, Nhà Trắng công bố quyết định của Tổng thống Trump về việc ngừng cấp thị thực (visa) cho sinh viên cao học và nhà nghiên cứu Trung Quốc liên quan các chương trình quân sự. Washington coi những sinh viên này là nguy cơ đối với an ninh quốc gia vì giúp Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ từ Mỹ. Quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 1.6 và có thể ảnh hưởng đến 3.000 - 5.000 sinh viên Trung Quốc, Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho biết. Bên cạnh đó, dưới thời Tân Tổng thống Joe Biden, nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa. Tổng thống Joe Biden từng công bố ý định buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với cáo buộc làm lây lan dịch bệnh Covid-19. Nhà lãnh đạo này cho biết, ông sẽ giữ nguyên mức thuế hiện tại với Trung Quốc, đồng thời không thay đổi ngay lập tức thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà hai bên đã ký dưới thời ông Trump. Cùng với đó, tân tổng thống Mỹ cũng phát triển kế hoạch chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc thông qua việc

81

hợp tác đối với đồng minh. Không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Biden luôn tin tưởng vào một liên minh đa phương với sự tham gia của các đồng minh cùng chí hướng để chống lại những gì mà họ coi là mối đe dọa và hành vi thương mại thiếu công bằng của Trung Quốc [1].

Trước bối cảnh tác động sâu rộng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở thành trung tâm của căng thẳng thương mại thế giới, hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc cần đưa ra những chính sách phù hợp để phục hồi nền kinh tế nhất là khi đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế hai nước rơi vào khủng hoảng và suy thoái. Xu thế của thế giới hiện nay đó là sự điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, dân tộc cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học - công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới. Và nếu “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc còn tiếp tụckéo dài thì sẽ làm gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ thương mại với các chính sách can thiệp của nhà nước đối với kinh tế và toàn cầu hóa bị hạn chế. Chính vì vậy, một kịch bản mới của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đó là hai quốc gia cần có những chính sách thỏa thuận, hòa hoãn, phát triển kinh tế cũng như là định hình lại cục diện thế giới mới của thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 78 - 81)