7. Bố cục của đề tài
2.2.1. Sự chuyển dịch hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ làm gia
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền (năm 2017), nước Mỹ đã phát động chiến dịch cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến, coi Trugn Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số 1 và thực thi chính sách cứng rắn đối với nước này. Trong nhiệm kỳ 4 năm qua, Tổng thống Trump lần lượt phát động nhiều chính sách lớn trong đó có việc bùng nổ chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc…Cuộc chiến tranh này bùng nổ đã gây ra sức ép, ngăn chặn Trung Quốc, đưa mối quan hệ giữa hai nước chuyển sang giai đoạn mới - canh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu khốc liệt hơn. Việc bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động sâu rộng đến mối quan hệ, hợp tác chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong 25 năm Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Không chỉ thành tựu trong quan hệ chính trị, ngoại giao mà các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân, khoa học - công nghệ; từ các lĩnh vực song phương, khu vực, cho đến hợp tác trên phạm vi toàn cầu…đều ghi nhận những kết quả vượt bậc. Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư trở thành trọng tâm và là động lực quan trọng cho sự phát triển của quan hệ song phương trong suốt 25 năm qua. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng hơn 170 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 77,6 tỷ USD vào năm 2019. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng cao nhất của Hoa Kỳ trong các đối tác của khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hợp tác và đầu tư của hai nước gặp nhiều khó khăn và thách thức và ngoài ra, dưới tác động của cuộc chiến tranh, với việc Mỹ áp thuế cao đối với các hàng hóa của Trung Quốc đã khiến cho nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
70
Chính sự chuyển dịch đầu tư này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc ồ ạt chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của các nhà đầu tư Việt Nam đã gây ra nhiều rủi ro của vấn đề này đó là việc các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng sản phẩm của Việt Nam để tránh hàng rào thuế quan của Mỹ và xuất khẩu một cách dễ dàng sang Mỹ. Từ đó, dẫn đến việc Việt Nam phải chịu rủi ro khi Mỹ có thể gộp chung nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc. Điển hình là tháng 5/2018, Mỹ đã áp thuế mạnh lên các sản phẩm thép Việt Nam được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỹ cho rằng thép Trung Quốc đã di chuyển vào Việt Nam để tránh thuế mà Mỹ áp lên thép Trung Quốc vào năm 2015 và năm 2016. Do đó, nếu các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng Việt Nam có thể bị áp thuế tương tự như Trung Quốc, họ có thể sẽ rút lui khỏi thị trường Việt Nam và tìm đến những điểm đến an toàn hơn. Ngoài ra, Việt Nam đang là 1 trong 16 quốc gia bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang điều tra vì thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ. Điển hình, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018, Hoa Kỳ đưa ra 104 cuộc điều tra về bảo hộ thương mại về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tránh thuế và các biện pháp tự vệ hay tháng 6 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi Việt Nam là kẻ lạm dụng trong cuộc chiến tranh thương mại [41, tr.1-13]. Những hành động của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thương mại đã làm mâu thuẫn trong quan hệ song phương của hai nước. Do đó, Việt Nam cần phải có những ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo đảm xu hướng phát triển tích cực của hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư; hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi kinh tế của hai nước. Ngoài ra, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ, để Hoa Kỳ sớm trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian tới.