7. Bố cục của đề tài
3.2.1. Về dòng vốn FDI
Dưới tác động của của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều công ty của nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…và cả Trung Quốc đang có xu hướng dịch chuyển sang Việt Nam, chủ yếu để khắc phục những tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đa dạng hóa đầu tư. Và đây thực sự là cơ hội lớn cho Việt Nam.
Tuy nhiên, phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài cũng làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của xu hướng thương mại toàn cầu. Vì vậy, Việt
83
Nam cần phải có chiến lược về thu hút FDI để có thể tận dụng được cơ hội này và tránh trở thành bãi rác của công nghệ thế giới. Một số hàm ý dành cho Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù Việt Nam được xem là thị trường thay thế phù hợp và cạnh tranh nhất để tiến hành các hoạt động dịch chuyển FDI khỏi thị trường Trung Quốc, nhưng ngoài thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều thị trường thay thế khác. Do đó, các nhà đầu tư rời Trung Quốc chưa chắc đã dịch chuyển sản xuất đến Việt Nam. Và hơn nữa, năng lực tiếp nhận của Việt Nam cũng có hạn, không thể hấp thụ hết dòng vốn chay từ Trung Quốc sang. Do đó, Việt Nam nên coi đây là một cơ hội tư duy lại định hướng phát triển gắn với việc sử dụng vốn đầu tư FDI, qua đó thu hút những nhà đầu tư phù hợp nhất. Ngoài ra, nguồn vốn này là cơ hội tốt để cho các cơ quan chọn lọc các dự án đầu tư, hướng đến các dự án có hàm lượng công nghệ, khoa học, có giá trị mang lại cao, không gây những tiêu cực như ô nhiễm môi trường hay công nghệ lạc hậu,..Đây cũng là cơ hội lớn để cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, với tiềm lực và tiềm năng phát triển kinh tế trong những năm tới của Việt Nam, dòng vốn FDI sẽ còn tiếp tục gia tăng nhất là khi cuộc chiến tranh thương mại đang căng thẳng. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI nếu sử dụng vào phát triển kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Do đó, Việt Nam cần phải cảnh giác với các vấn đề như nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đời sống của người dân bởi những vấn đề về ô nhiễm môi trường, các nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành “bãi rác công nghệ” với việc sử dụng các thiết bị lỗi thời của Trung Quốc nếu không được chú trọng và giám sát. Ngoài ra là các dự án FDI sử dụng công nghệ của Trung Quốc thường giá đắt hơn nhiều lần với so với các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các nước khác. Từ đó, dẫn đến việc đánh giá sai lệch về chất lượng cũng như hiệu quả của dự án mang lại [22, tr.44].
Thứ ba, xây dựng các cơ chế đặc thù tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút các dự án FDI công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua các hàm ý cụ thể đó là
Một là, chính phủ xây dựng hoặc có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp/tổ chức xây dựng kho dữ liệu lớn.
Hai là, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin (5G), giao thông kết nối đi – đến các khu công nghệ cao.
84
Ba là, thu hút đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ để các khu – thành phố công nghệ cao trở thành các khu vực có chất lượng cuộc sống cao, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao.
Bốn là, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CMCN 4.0 (như cấp phép visa lao động thông thoáng), chủ động tiếp cận đội ngũ lao động chất xám là người Việt Nam ở nước ngoài.
Năm là, thu hút và có chính sách hỗ trợ các trường Đại học đào tạo các ngành công nghệ cao, phát triển các chương trình đào tạo liên ngành (như công nghệ thông tin và tài chính, công nghệ thông tin và nông nghiệp…).
Sáu là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng để Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sớm đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả của nó.
Vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện, sửa đổi các quy định, thủ tục để có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất của nguồn vốn đó và ngoài ra, cần có những biện pháp xử phạt thích hợp, tạo ra những ưu đãi phù hợp trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước một cách công bằng nhất.