7. Bố cục của đề tài
1.3.2. Đối với quan hệ Mỹ-Trung
Có thể nói, trong thời gian qua, thông qua cuộc chiến tranh thương mại, hợp tác Mỹ - Trung ngày càng ít, thay vào đó thế giới chứng kiến sự bùng nổ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều mặt trận từ kinh tế cho tới địa chính trị. Cạnh tranh có thể được nhìn thấy rõ ràng trong mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương khi hai nước đang liên tục trả đũa nhau về thuế quan, đẩy tranh chấp thành chiến tranh thương mại. Cạnh tranh nổ ra giữa các sáng kiến xác định kiến trúc tương lai khu vực của hai nước, điển hình là giữa giấc mộng Trung Hoa và giấc mơ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Cạnh tranh cũng diễn ra một loạt các vấn đề an ninh khu vực khác như vấn đề Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương. Sự cạnh tranh này còn thậm chí còn mở rộng những gì đã được mô tả là “chiến tranh lạnh công nghệ” hay “cuộc đua vũ khí thông minh nhân tạo” [42].
50
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại nhưng không thể nói rằng hợp tác Mỹ - Trung đã chấm dứt mà hợp tác hai nước đang rơi vào tình trạng bị suy giảm mạnh. Thành công trong củng cố quyền lực giúp Chủ tịch Tập Cận Bình có thể là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy ông Tập tiếp cận các vấn đề quốc tế một cách chủ động hơn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong chính sách đối ngoại vì mục tiêu phục hưng dân tộc. Về phần mình, Tổng thống Donald Trump cũng cho thấy sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong cuộc xung đột với Trung Quốc trên tất cả các bình diện quyền lực quốc gia như đã thấy qua việc chấp nhận những thiệt hại kinh tế trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong các lĩnh vực quan tâm đáng kể của Mỹ. Điều này tạo ra một giai đoạn tăng cường cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh trong một số vấn đề quan trọng đối với Mỹ và các đồng minh trong giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ hai nước, trong đó thể hiện việc Trung Quốc đang trỗi dậy và làm rung chuyển cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Bản tóm tắt của Tân Hoa Xã về Đại hội Đảng lần thứ 19 ám chỉ căng thẳng động thái này: “Trung Quốc giờ đã đủ mạnh mẽ, sẵn sàng và có thể đóng góp nhiều hơn cho nhân loại. Trật tự thế giới mới không thể bị chi phối bởi chủ nghĩa tư bản phương Tây và đã tới lúc để thay đổi” [46].
Từ những vấn đề trên, trong ngắn hạn, quan hệ Mỹ - Trung sẽ hướng tới một “xung đột mang tính đối tác” được đặc trưng bởi các cuộc công kích thường xuyên về kinh tế và ngoại giao xen kẽ các hoạt động hợp tác rải rác. Căng thẳng song phương sẽ tiếp tục gia tăng, các tranh chấp riêng lẻ được giải quyết tách biệt với nhau, dựa trên sự đánh giá qua lại cụ thể và do đó thiếu sự kết dính nhất quán về chiến lược. Nhưng quỹ đạo dài hạn của quan hệ Mỹ - Trung gần như chắc chắn được đặc trưng bởi xung đột chiến lược leo thang và thậm chí là cả một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện [20, tr.42].