Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến Mỹ và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 61 - 66)

7. Bố cục của đề tài

2.1.2.Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến Mỹ và Trung Quốc

Căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường hai nước, từ đó gia tăng thị phần của các doamh nghiệp Việt Nam tại hai thị trường lớn này khi hai bên từ chối nhau.

Về lý thuyết, khi thương mại giữa hai nước giảm do hàng rào thuế quan tăng lên, để bù đắp phần thiếu hụt về nhập khẩu hai nước sẽ phải nhập khẩu từ nguồn khác hoặc đẩy mạnh sản xuất trong nước, và để bù đắp phần dư thừa xuất khẩu, hai nước sẽ phải giảm sản xuất trong nước hoặc tìm thị trường xuất khẩu mới. Trong ngắn hạn, sản xuất trong nước khó có thể điều chỉnh ngay lập tức do vậy các nhà nhập khẩu sẽ phải tìm nguồn nhập khẩu từ các đối tác thương mại khác [39, tr.8]. Chiến tranh thương mại đã tạo ra một thực tế như trên. Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp Việt chen chân vào hai thị trường lớn này. Đối với thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ vì số ngành hàng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi mức thuế quan cao bởi chính phủ Mỹ khá tương đồng với nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ. Do đó một số ngành hàng của Việt Nam có thể hưởng lợi trực tiếp từ chính cuộc chiến tranh này [9, tr.88]. Trong số 10 quốc gia được xem là hưởng lại để gia tăng xuất khẩu đến thị trường Mỹ (bảng…), Việt Nam được xem được hưởng lợi nhiều nhất với hơn 6 tỉ đô từ xuất khẩu đến Mỹ tính đến quý 4 năm 2019.

62

Biểu đồ 2.1.2a: Tổng giá trị các nước hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại

Thực tế cho thấy từ việc tìm nguồn cung hàng hoá thay cho các nhà cung ứng của Trung Quốc đã khiến cho xuất khẩu Việt Nam đến Mỹ trong thời gian chiến tranh thương mại tăng nhanh. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Mỹ, nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng 40,2% trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tạp chí Bloomberg, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018. Đứng sau Việt Nam là Hàn Quốc với tốc độ tăng 18,4%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 22%, Băngladet 13%. Cũng theo tạp chí Bloomberg (Mỹ) ngày 28/5/2019 dự đoán, nếu giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm, Việt Nam có thể bỏ xa Italia, Pháp, Anh và Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 7 trong nhóm những quốc gia xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam có thể đạt 69 tỉ USD. Trước đây, Việt Nam chỉ đứng thứ 12 trong danh sách này, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 49,2 tỉ USD. Xuất khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đều suy giảm trong tháng 4, trong khi xuất khẩu Việt Nam tăng 7,5% cũng trong tháng này nếu so với cách đây một năm [13]... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2019, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các thị trường chủ lực của Việt Nam (tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018). Mỹ tiếp tục là quốc gia có thị trường nhập khẩu nhiều nhất các mặt hàng của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 13,3 tỉ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

63

Biểu đồ 2.1.2b: Biểu đồ tỉ lệ nhập khẩu hàng hoá của Mỹ từ các quốc gia châu Á kể từ chiến tranh thương mại bùng nổ đến khi WHO

tuyên bố bùng phát dịch COVID 19

Các ngành có sản phẩm xuất khẩu lớn đến thị trường Mỹ có thể kể đến như dệt may với giá trị xuất khẩu 4,42 tỉ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước; giày dép (2 tỉ USD), tăng 13,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng hơn 54% (1,3 tỉ USD); gỗ và sản phẩm gỗ (1,42 tỉ USD), tăng 34,7%; đặc biệt đáng chú ý là nhóm hang điện thoại và các loại linh kiện (2,65 tỉ USD), tăng 87,2%. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng này, chiếm gần 22% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong quý I. Tiếp đà tăng trưởng, trong năm 2020, mặc dù chịu tác động lớn của dịch Covid-19 nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng lạc quan. Trong năm 2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 112,02 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, tiếp tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất. Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: Châu Âu đạt 63,85 tỷ USD, giảm 3,1%, châu Đại Dương đạt 9,79 tỷ USD, tăng 2,4% và châu Phi đạt 6,72 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2019. Tại châu Mỹ, thị trường Hoa Kỳ là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam, từ nhiều năm qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 90 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 77,08 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2019 và chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khá đa dạng. Trong đó có nhiều mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Đáng chú ý, Hoa Kỳ là thị

64

trường truyền thống và lớn nhất đối với ngành hàng dệt may. Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kim ngạch sụt giảm nhưng lượng hàng xuất khẩu vào quốc gia vẫn đạt gần 14 tỷ USD, giảm 5,6% so với năm 2019 nhưng vẫn chiếm đến 46,9% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước [6].

Các nhóm hàng chủ lực khác có thể kể đến như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 12,21 tỷ USD tăng 141,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,39 tỷ USD, tăng 71,7% điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,79 tỷ USD giảm 1,2%. Ở chiều nhập khẩu, năm 2020 cả nước chỉ 13,71 tỷ USD nhập hàng hóa từ Hoa Kỳ, giảm 5% so với năm 2019 và chiếm 5,2% tổng kim ngạch cả nước. Cả 3 nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,72 tỷ USD, bông đạt 837.645 tấn, kim ngạch hơn 1,3 tỷ USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 1 tỷ USD [6].

Đối với thị trường Trung Quốc, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2018 kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 106,7 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 41,26% tỉ USD, tăng 16,56%; nhập khầu 65,43 tỉ USD, tăng 11,68%. Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục thương mại với con số hơn 106 tỉ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 5% nếu so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Việt Nam đã vượt qua Malayxia trở thành đối tác số một của Trung Quốc trong ASEAN và vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 9 cho Trung Quốc trên thế giới [17]. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mặc dù có sự suy giảm trong mối quan hệ về phát triển kinh tế, tuy nhiên, những số liệu hoạt động thương mại năm 2020 càng làm sâu sắc hơn mối quan hệ của hai nước. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD tăng 3,7% tương ứng 9,31 tỷ USD. Về đối tác thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỉ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng giá trị nhập khẩu của cả nước. Cụ thể, các

65

quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á đạt 352,97 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2019, trong đó giá trị xuất nhập khẩu là 140,25 tỷ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 212,72 tỷ USD, tăng 4,7%. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Á và trên toàn thế giới. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 133 tỷ USD. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng gần 7,5 tỷ USD so với năm 2019, tương đương hơn 18%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Ngoài việc tăng cường xuất khẩu, Việt Nam còn có thêm cơ hội mua nguyên vật liệu, phụ kiện từ Trung Quốc với giá thấp hơn do đồng nhân dân tệ giảm giá và cơ hội có thêm những đơn hàng từ cả hai thị trường này. Thị trường dệt may đã có những tín hiệu tích cực đầu tiên khi 3 công ty lớn của Mỹ có truyền thống đặt gia công tại Việt Nam là Columbia, Nike và Adidas đã có lượng đơn hàng cao đột biến do họ đang rút dần các đơn hàng từ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực Theo kết quả phân tích định lượng từ mô hình kinh tế lượng toàn cầu năm 2019 của Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF), có thể thấy rằng kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Về cơ bản, tác động tiêu cực sẽ lan tỏa dần từ thương mại sang sản xuất, các năm sau sẽ có tác động lớn hơn các năm trước. Các phân tích dự báo chỉ ra, đỉnh điểm của tác động tiêu cực là vào năm 2020 - 2022, sau đó thị trường sẽ tự điều chỉnh, giảm dần tác động tiêu cực vào các năm tiếp theo. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại từ kinh tế Việt Nam sẽ còn lớn hơn trong nhiều kịch bản từ Mỹ đối với Trung Quốc. Trên một số lĩnh vực như ngành dệt may, do ảnh hưởng bởi căng thẳng của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc dẫn tới việc cạnh tranh trong xuất khẩu dệt may ngày càng gay gắt. Tương tự, trên lĩnh vực nông nghiệp, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản có sự gia tăng, song các mặt hàng nông sản chính như gạo, cà phê, sắn,…giảm cả về khối lượng và giá trị [3, tr.122-123].

Ngoài ra, dựa theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO), Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Eric Sidgwick, lưu ý tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất - nhập khẩu, trong đó đặc biệt chịu ảnh hưởng của tác động hai nền lớn là Mỹ và Trung Quốc nên bất kỳ sự đứt gãy nào trong mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế

66

Việt Nam. Thêm nữa, mức độ phụ thuộc thương mại, phụ thuộc tăng trưởng vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam khá cao, nếu có sự đứt gãy trong sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn. Cụ thể đó là với mức đánh thuế 25% với 250 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như vừa qua, GDP của Việt Nam có thể giảm 0,29% trong năm 2019 và 0,39% trong năm 2020.

Những tác động tích cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với hoạt động thương mại đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nguồn hỗ trợ từ nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với hoạt động thương mại. Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO), Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Eric Sidgwick, lưu ý tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất - nhập khẩu, trong đó đặc biệt chịu ảnh hưởng của tác động hai nền kinh tế đó đặc biệt chịu ảnh hưởng của tác động hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc nên bất kỳ sự đứt gãy nào trong mối quan hệ quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Thêm nữa, mức độ phụ thuộc thương mại, phụ thuộc tăng trưởng vào xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam khá cao, nếu có sự đứt gãy trong xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn. Do tính chất không chỉ phụ thuộc về thương mại mà còn có tính liên kết cao với hai thị trường này, nên việc tăng các loại thuế giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như thương mại giữa hai nền kinh tế lớn giảm sẽ tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu và tác động lan tỏa đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 61 - 66)