Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 34 - 42)

7. Bố cục của đề tài

1.2.2. Từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019

Kể từ tháng 5/2018, Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra các chính sách ăn miếng trả miếng áp thuế vào rất nhiều hàng hóa của nhau và hiện mỗi bên đều đã đưa ra 3 lượt tăng thuế với hàng hóa của bên kia. Đỉnh điểm là vào tháng 7/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục công bố chính sách áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc - một động thái leo thang mạnh mẽ. Như vậy, cho đến trước tháng 5/2019, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng khoảng 250 tỷ USD - gắn một nửa hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra, ông Trump còn đe dọa nếu Trung Quốc tiếp tục có hành vi trả đũa, khả năng hàng rào thuế quan sẽ còn nâng lên đến 500 tỷ USD và thậm chí Mỹ không ngại đánh thuế tất cả các hàng hóa của Trung Quốc.

Ngược lại, để đáp trả Mỹ, Trung Quốc cũng áp hàng rào thuế quan tương tự lên hàng hóa Mỹ, tuy nhiên việc tăng thuế của Trung Quốc lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ không đủ mạnh để đáp trả do Trung Quốc đã áp thuế lên tới 85% mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ (tổng cộng 110 tỷ USD trên tổng số 130 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ) do vậy, dư địa để tăng thuế những lần tiếp theo của Trung Quốc là không nhiều (chỉ khoảng 15%).

Do hạn chế về dư địa thuế quan, Trung Quốc hiện đang chuyển sang tiến hành một số biện pháp trả đũa phi thuế quan khác như kiểm soát hải quan chặt chữ, thanh tra gắt gao lên tới 100% số lô hàng nhập khẩu hay thủ tục hành chính quan liêu với

35

hàng hóa Mỹ để gây khó dễ cho công ty Mỹ tại Trung Quốc. Ví dụ điển hình là một số mặt hàng nông sản của Mỹ xuất sang Trung Quốc bị kiểm tra với tần suất nhiều gấp đôi bình thường và thời gian thông quan lâu hơn dự kiến, dẫn đến có mặt hàng thậm chí phải đổ bỏ đi cả container vì bị hỏng do nằm chờ thông quan đến cả tuần. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang âm thầm ngừng việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại nước này trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản. Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại Mỹ tại Trung Quốc - CGCC (2018) tiến hành trên 52% các công ty Mỹ tại Trung Quốc khẳng định chính quyền Trung Quốc đang gây khó dễ cho họ bằng nhiều biện pháp [37, tr.79].

Song song với đó, đáp lại các hành động chống trả từ phía Trung Quốc, Mỹ đã sử dụng thêm các biện pháp thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa bao ogofm hàng nghìn mặt hàng công nghệ cao, tác động tới giá tivi, tấm pin năng lượng mặt trời, mỹ phẩm, hàng điện tử, bia, ô tô và thậm chí là quần áo ở Mỹ. Có 7 hãng bán lẻ lớn của Mỹ, trong đó có Walmart, Gap và Coca-Cola cho biết, các biện pháp thuế quan này buộc họ phải nâng giá sản phẩm bán ra. Thậm chí trong cuộc chiến này, Mỹ chấp nhận thiệt hại ngành đậu tương trị giá 13 tỷ USD mỗi năm và ngành ô tô khi bị chặn xuất khẩu vào Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa như máy bay, đậu nành, whiskey, trái cây, các loại hạt, bia và rượu của Mỹ. Và chấp nhận từ bỏ cả ngành gỗ từng xuất khẩu sang Mỹ 32 tỷ USD/năm, ngành điện tử tiêu dùng cũng bị chặn. Điều này cho thấy sự thiệt hại nặng nề của cả 2 quốc gia trong cuộc chiến về mặt kinh tế.

Và không chỉ dừng chỉ dừng lại ở việc tấn công vào kinh tế về thuế quan, Mỹ tiếp tục những biện pháp mạnh mẽ hơn trên mặt trận công nghệ. Công nghệ là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent…liên tục rơi vào vốn các dự án startup tại thung lũng Slicon - cái nôi công nghệ của Mỹ để tìm kiếm những công nghệ mới. Khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ của mình, dòng vốn hàng tỷ USD này bị thắt chặt khi chính quyền tổng thống Trump tăng quyền hạn cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài trong việc chặn đứng các thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Và kết quả là 75% các thương vụ đầu tư của Trung Quốc rơi vào sự hạn chế kiểm soát này.

36

Biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất là Mỹ đánh thẳng vào 2 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc là ZTE và Huawei.

Thứ nhất, ZTE (nhà sản xuất smartphone và thiết bị mạng lớn tại Trung Quốc) bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt với Iran và Triều Tiên, dẫn tới lệnh cấm hoạt động thương mại cùng các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ không được bán bộ phận công nghệ và dịch vụ cho ZTE. Lệnh cấm khiến ZTE không thể tiếp cận phần cứng và phần mềm do Mỹ sản xuất, khiến hãng phải đóng cửa nhiều cơ sở trên toàn cầu. Điều này là do sản phẩm của ZTE phụ thuộc vào nguồn chíp cấp cao của Mỹ. Đơn cử trong 1 chiếc điện thoại của ZTE thì chíp Mỹ chiếm 60% vật liệu làm chíp xử lý. Mặc cho tổng thống Trump kêu gọi Bộ Thương mại gỡ lệnh cấm thì Ủy ban Phân phối nahf ở (thuộc Hạ viện Mỹ) đã bác bỏ và thông qua luật sửa đổi ngăn Bộ Thương mại thay đổi nội dung các lệnh trừng phạt áp lên ZTE, kể cả lệnh cấm xuất khẩu cho đến tháng 3/2025. Điều này cho thấy chính quyền Mỹ vẫn thực thi các lệnh trừng phạt đã đưa ra và tiếp tục củng cố chúng. Nó sẽ ngăn chặn các công ty Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Chính phủ Trung Quốc vi phạm quy định của Mỹ trong tương lai.

Thứ hai, Huawei (Công ty Viễn thông Huawei Technologies Co. của Trung Quốc, công ty sản xuất điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới sau Samsung), hai công ty chi nhánh và Giám đốc Tài chính kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Mạnh Văn Chu bị cáo buộc 13 tội danh là đã gian lận và thông đòng trong các giao dịch với Iran. Bà Mạnh, Huawei và một công ty con của Huawei có trụ sở tại Hồng Kông là Skycom Technologies đã phạm tội lừa dối một ngân hàng quốc tế, cản trở công lý, âm mưu rửa tiền và vi phạm Đạo luật Quyền lực kinh tế khấn cấp Quốc tế (IEEPA) khi tiến hành giao dịch với Iran - nước vốn bị Mỹ trừng phạt. Ngoài ra, Mỹ cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ robot của Công ty T-Mobile của Mỹ và hứa thưởng tiền cho nhân viên lấy cắp kỹ thuật tân tiến từ các đối thủ của Huawei. Ngày 1/12/2018, Canada tuyên bố nước này đã bắt giữ bà Mạnh Vân Chu theo yêu cầu của giới chức Mỹ. Và ngày 29/1/2019, Bộ Tư pháp Canada xác nhận đã nhận được yêu cầu chính thức từ Mỹ để dẫn độ Giám đốc Tài chính của Huawei Mạnh Vân Chu. Việc Mỹ muốn “đánh” vào Huawei được coi là đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Bởi Huawei là “con cưng” trong kế hoạch đầy tham vọng “Made in China

37

2025” của Trung Quốc. Và hành động này đã làm cho Huawei suy yếu đồng thời đánh động yêu cầu Trung Quốc mở rộng thị trường.

Bảng 1.2.2. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -

Trung (từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019) [3, tr.93-100]

Thời gian Động thái các bên

Mỹ Trung Quốc

Từ ngày 03 đến ngày 07/5/2018

Mỹ yêu cầu cắt giảm 200 tỉ USD thâm hụt thương mại.

Đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả. Trung Quốc phản đối phạt ZTE và yêu cầu kết thúc cuộc điều tra phần 301.

Ngày 20/5/2018

Đối thoại có tiếng nói chung. Mỹ đồng ý tạm hoãn áp thuế nhập khẩu.

Trung Quốc đề xuất việc sẽ mua thêm rất nhiều hàng hóa nhập từ Mỹ.

Ngày 22/5/2018

Cả hai quốc gia thống nhất về cách thức đại trà để xử lý phi vụ ZTE.

Trung Quốc đề xuất xóa bỏ thuế nhập khẩu lên các sản phẩm nông nghiệp và giảm từ 25% xuống 15% đối với ô tô từ Mỹ.

Ngày 23/5/2018

Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngày 22/05.

Ngày 29/5/2018

Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên 50 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời giới hạn số thị thực nhập cảnh cấp cho công dân Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc tuyên bố sẽ mua thêm than từ Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Ngày 30/5/2018

Trung Quốc tuyên bố cắt thuế nhập khẩu lên một số hàng tiêu dùng bắt đầu từ ngày 01/07. Từ ngày 02

đến ngày 03/8/2018

Đàm phán thương mại vòng 3 tại Bắc Kinh. Hai bên không công bố đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, không chỉ không đưa ra tuyên bố chung mà còn không cung cấp chi tiết nào về cuộc đàm phán.

38 Ngày

06/6/2018

Trung Quốc đề xuất mua thêm 25 tỉ USD hàng từ Mỹ.

Ngày 15/6/2018

Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Danh sách 1 sẽ áp mức thuế 25% lên 818 sản phẩm trị giá 34 tỉ USD (giảm xuống 1.834 sản phẩm ban đầu) và chính thức có hiệu lực vào ngày 06/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 284 sản phẩm (trị giá 16 tỉ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc.

Ngày 16/6/2018

Trung Quốc cũng thay đổi danh sách áp thuế (25% cho 106 sản phẩm). Danh sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản phẩm (trị giá 34 tỉ USD), chính thức có hiệu lực vào ngày 06/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 114 sản phẩm trị giá 16 tỉ USD).

Ngày 19/6/2018

Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên thêm 200 tỉ USD hàng từ Trung Quốc nếu Trung Quốc trả đũa.

Ngày 10/7/2018

Mỹ công bố Danh sách 3 dự kiến sẽ áp thuế 10% lên 6.000 sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, trị giá 200 tỉ USD.

Ngày 03/8/2018

Đáp trả lại Danh sách 3 của Mỹ, Trung Quốc cũng công bố Danh

39

sách 3 của mình, dự kiến áp thuế bổ sung lên 5.207 mặt hàng từ Mỹ, trị giá 60 tỉ USD.

Ngày 07/8/2018

Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp thuế 25% (thay vì 10% như dự tính) lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc, trị giá khoảng 16 tỉ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so với ban đầu).

Trung Quốc công bố Danh sách 2 áp thuế 25% lên 16 tỉ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào ngày 23/8/2018.

Ngày 14/8/2018

Trung Quốc đã đơn kiện Mỹ lên WTO về việc áp thuế lên pin mặt trời, làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của Trung Quốc.

Ngày 23/8/2018

Thuế nhập khẩu lên 16 tỉ USD hàng từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.

Danh sách áp thuế trả đũa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc nhằm vào hàng nhập khẩu từ Mỹ có hiệu lực đồng thời với lệnh áp thuế của Mỹ.

Ngày 06/9/2018

Kết thúc thời hạn lấy ý kiến dư luận cho đề xuất đánh thuế cho gói hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của chính quyền Trump

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Ngày 07/9/2018

Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế thêm 267 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau gói 200 tỉ USD nếu thấy cần thiết. Ngày 17/9/2018 USTR công bố bản chính thức Danh sách 3 trị giá 200 tỉ USD, áp mức thuế 10% có

40 hiệu lực từ ngày 24/9/2018; sau đó tăng mức thuế lên 25% kể từ ngày 01/1/2019.

Ngày 18/9/2018

Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành gói áp thuế trả đũa trị giá 60 tỉ USD lên hàng từ Mỹ, sẽ có hiệu lực đồng thời với gói áp thuế 200 tỉ USD của Mỹ lên hàng Trung Quốc, vào ngày 24/9/2018.

Ngày 24/9/2018

Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỉ USD hàng từ Trung Quốc đưa tổng trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 200 tỉ USD. Mức thuế này sẽ tăng lên 25% kể từ ngày 01/1/2019.

Trung Quốc chính thức áp thuế 5- 10% lên 60 tỉ USD hàng từ Mỹ. Trung Quốc phát hành “Sách Trắng”, đề cập tới vị thế chính phủ trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

Ngày 30/10/2018

Mỹ tuyên bố sẽ chuẩn bị công bố danh sách áp thuế lên tất cả những mặt hàng còn lại của Trung Quốc trị giá 257 tỉ USD vào đầu tháng 12/2018 nếu cuộc gặp bên lề G20 không đạt được tiến triển.

Ngày 02/12/2018

Mỹ và Trung Quốc đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”, nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày 01/3/2019 và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung.

Mỹ sẽ hoãn lại kế hoạch tăng thuế trong Danh sách 3 từ 10% lên 25% dự kiến áp dụng vào ngày 01/01/2019 và không áp thuế mới lên 267 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc sẽ

41

mua nhiều hàng hóa Mỹ hơn, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng.

Ngày 14/12/2018

Trung Quốc thông báo tạm thời loại bỏ khoản thuế 25% áp lên ô tô Mỹ và 5% lên một số mặt hàng phụ kiện ô tô trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01/2019. Đồng thời, Trung Quốc khôi phục việc mua dầu đậu tương từ Mỹ.

Từ ngày 07 đến ngày 09/1/2019

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc hội đàm lầu đầu tiên tại Bắc Kinh sau khi đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”. Cuộc thảo luận bao gồm: 1) Vấn đề về thương mại như mất cân bằng thương mại trong những lĩnh vực nhất định; 2) Những vấn đề về thể chế như chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ tài sản trí tuệ và hàng rào phi thuế quan. Cuộc gặp được cho là đã đặt nền tảng hướng tới giải quyết vấn đề các bên quan tâm nhưng những vấn đề quan trọng vẫn còn.

Từ ngày 30 đến ngày 31/1/2019

Mỹ và Trung Quốc tiến hành cuộc hội đàm lần hai tại Oasinhtơn. Trung Quốc đã đề nghị mua 5 triệu tấn dầu đậu tương từ Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp trực tiếp vào tháng 2/2019.

Từ ngày 11 đến ngày 15/2/2019

Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp trưởng phía đoàn đàm phán Mỹ, hành động được coi là thể hiện sự thiện chí. Hai bên vẫn chưa giải quyết được bất đồng nhưng đồng ý tiếp tục cuộc thảo luận tại Oasinhtơn.

Từ ngày 21 đến ngày 24/2/2019

Mỹ và Trung Quốc tiến hành hội đàm tại Oasinhtơn. Tổng thống Trump thông báo gia hạn đình chiến thương mại Mỹ - Trung vì những nỗ lực đã đạt được trong cuộc đàm phán. Dù không đưa ra thời hạn cụ thể, ông Trump bày tỏ hy vọng cuộc gặp có thể diễn ra trong tháng 3.

42 Ngày

01/3/2019

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc “ngay lập tức” dỡ bỏ toàn bộ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Ông Trump nói ông đưa ra yêu cầu bởi “chúng ta đang tiến tới một cách rất tốt đẹp các cuộc thảo luận”.

Mỹ hoãn áp dụng biểu thuế quan tăng từ 10% lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Ngày 30/4/2019

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đồng chủ tọa vòng đàm phán với hy vọng giải quyết các vấn đề còn mâu thuẫn trong thỏa thuận chiến tranh thương mại.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 34 - 42)