Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam dẫn đến

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 70 - 71)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam dẫn đến

đánh sập các nhà sản xuất nội địa Việt Nam

Tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và nhu cầu về xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc đã tăng cường việc xuất khẩu sang Việt Nam, điều này sẽ làm gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc sẽ từ đó ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn từ hàng hóa Trung Quốc. Bởi thị trường Trung Quốc vốn có nhiều lợi thế như có vị trí địa lý gần Việt Nam, là thị

71

trường có nguồn cung cấp nguyên liệu khổng lồ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính vì vậy, mà Trung Quốc đã mở rộng thị phần xuất khẩu của mình sang các nước ASEAN - trong đó có Việt Nam. Trong tương lại, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng thì thị trường Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là ngành thép, đồ gỗ và chế biến gỗ. Ngoài ra, một yếu tố nữa đó là khi hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế nặng nề từ Hoa Kỳ hơn, thì hàng hóa Trung Quốc buộc phải chuyển sang các thị trường khác (ngoài thị trường Việt Nam) để tiêu thụ hết hàng hóa. Điều này sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các thị trường bên ngoài, kim ngạch xuất khẩu giảm xuống và không được tiêu thụ nhiều mặt hàng tại thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để phát huy tối đa lợi thế và vượt qua thách thức do chiến tranh thương mại mang lại. Chính phủ cần theo dõi mọi động thái do Hoa Kỳ và Trung Quốc, dự đoán diễn biến từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đưa ra kế hoạch và giải pháp chủ động ứng phó với mọi khả năng. Đây là điều cần thiết để giảm thiểu các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại như tỷ giá hối đoái linh hoạt các chính sách cũng như kiểm soát và quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu, để hàng Việt Nam sẽ xuất khẩu được. Ngoài ra, các biện pháp trước để hạn chế tiềm năng sự bóp méo thương mại nên được thực hiện. Việt Nam nên điều chỉnh thương mại xuất khẩu và tránh không bị các yếu tố thị trường trong thương mại có thể dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 70 - 71)