Hai nước kết thúc chiến tranh

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 81 - 82)

7. Bố cục của đề tài

3.1.3. Hai nước kết thúc chiến tranh

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Nhìn một cách tổng thể, tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất bị giảm sút sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm vì hai nền kinh tế này chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Tăng trưởng của Trung Quốc bị ảnh hưởng thì những quốc gia nào là nguồn cung nguyên liệu cho Trung Quốc sẽ là người thua thiệt như Brazil, Nam Phi, Ôxtrâylia,…ngoài ra, là những tác động trực tiếp đến công ty, doanh nghiệp của các nền kinh tế lớn, bởi thực tế các công ty ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác cần đến Trung Quốc do hiện không có quốc gia nào có thể thay thế nước này về khả năng sản xuất, quy mô cũng như giá cả. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ gây tổn hại nặng nề đến thương mại của hai nước mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, sự suy yếu về đầu tư, làm giảm chi tiêu, làm xáo trộn thị trường tài chính và làm chậm đi tăng

82

trưởng của kinh tế toàn cầu….là những hậu quả nghiêm trọng có nhìn nhận ngay trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại.

Mặt khác, đối với hai nền kinh tế hai nước Mỹ và Trung Quốc dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại và đặc biệt đó là sự khủng hoảng bởi đại dịch Covid- 19 buộc hai nước phải có những kịch bản ứng phó bởi:

Thứ nhất, hai quốc gia cần hàn gắn lại mối quan hệ với các nước đồng minh, tăng cường quan hệ đối tác và đồng minh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Liên minh châu Âu (EU),…

Thứ hai, củng cố lại vị trí là những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dưới tác động của chiến tranh thương mại và đại dịch Covid-19, nhiều giới phân tích cho rằng, vị thế của nền kinh tế hai nước đang bị suy yếu, đặc biệt là Mỹ. Ba trụ cột làm nên sức mạnh của nước Mỹ là quân sự, kinh tế, dân chủ đã mờ nhạt hay nói cách khác suy yếu nghiêm trọng. Ngoài ra, hàn gắn lại sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ của hai nước, những mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ xã hội hai nước tương đối toàn diện, từ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đến sự khác biệt về sắc tộc, mâu thuẫn về những đề xuất đối với các chính sách kinh tế trong việc ứng phó với đại dịch Covid- 19.

Từ những đề xuất hay nói cách giải pháp đối với nền kinh tế hai nước, một kịch bản mới trong giai đoạn này có thể được xem là khả thi nhất đối với hai nước trong việc phục hồi kinh tế, xây dựng lại mối quan hệ đó là việc kết thúc cuộc chiến tranh thương mại sẽ giúp cho hai nước đạt được những hiệu quả nhất định trong việc phát triển kinh tế và phục hồi, ổn đinh lại tình hình đất nước.

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 81 - 82)