Đối với toàn cầu

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 50 - 55)

7. Bố cục của đề tài

1.3.3. Đối với toàn cầu

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu. Nhìn tổng thể, tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất bị giảm sút sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm vì hai nền kinh tế này chiếm đến 40% GDP toàn cầu1. Tăng trưởng của Trung

1 Theo phân tích của Oxford Economic thì việc 2 bên đánh thuế vào nhau như hiện nay sẽ khiến tăng trưởng hằng năm của Trung Quốc có thể mất 0,8% trong khi Mỹ mất 0,3%, còn dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 đã bị cắt giảm từ 3,5% xuống còn 3,3%.

51

Quốc bị ảnh hưởng thì những quốc gia nào là nguồn cung nguyên liệu cho Trung Quốc sẽ là người thua thiệt như Brazil, Nam Phi, Ôxtrâylia…Mặt khác, nhiều nền kinh tế châu Á, nơi phân bổ các chuỗi sản xuất toàn cầu liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ chịu thiệt hại. Mức thiệt hại tùy thuộc vào mật độ phân bố của các chuỗi sản xuất này. Ngược lại, những quốc gia là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc (trong đó có Việt Nam) trên thị trường Mỹ sẽ được hưởng lợi do hàng hóa có thêm sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa Trung Quốc [30, tr.46-49]. Nhìn chung, bất ổn trong thương mại quốc tế cũng sẽ dẫn đến các bất ổn của thị trường quốc tế, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm và nhiều khía cạnh khác của kinh tế vĩ mô.

Chiến tranh thương mại tác động trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp của các nền kinh tế lớn, bởi một thực tế các công ty ở Mỹ, cũng như nhiều nước khác đều cần tới Trung Quốc do hiện không có quốc gia nào có thể thay thế nước này về khả năng sản xuất, quy mô cũng như giá cả. Mặc dù thỏa thuận đình chiến gần đây đã giúp 300 tỉ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc tránh bị Mỹ đánh thuế, nhưng các mức thuế trước đây vẫn được giữ nguyên và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy thương chiến Mỹ - Trung sẽ nhanh chóng kết thúc. Chính sự bế tác này khiến rất nhiều doanh nghiệp khó có thể vạch ra các đường lối chiến lược cho việc tìm nguồn cung ứng năng động và hiệu quả.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ gây tổn hại nặng nề đến thương mại của hai nước mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, sự suy yếu về đầu tư, làm giảm chi tiêu, làm xáo trộn thị trường tài chính và làm chậm đi tăng trưởng của kinh tế toàn cầu…là những hậu quả nghiêm trọng có thể nhìn nhận ngay trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thương mại này nổ ra.

Bộ phận dự báo và phân tích kinh tế (EIU) của tạp chí The Economist nhận định từ đầu năm 2018, chính sách thương mại đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cũng theo dự báo thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm từ 1% đến 3% trong vài năm tới [36].

Mức độ leo thang của sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ cũng như tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào phản ứng của một số đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ, trong đó đáng lưu ý là Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Thêm vào đó, làn sóng mới về chủ nghĩa bảo hộ sẽ

52

khiến thế giới khó ứng phó trước những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong tương lai, xét từ khía cạnh thuế nhập khẩu tăng làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng.

Các nước thành viên của WTO cũng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng thương mại đang ngày càng gia tăng và những nguy cơ xuất phát từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ cũng như những nguy cơ đối với hệ thống thương mại đa phương và thương mại thế giới. WTO kêu gọi các nước thành viên tránh thực thi các biện pháp bảo hộ cũng như những hành động làm leo thang căng thẳng.

Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo từng cảnh báo, mặc dù thế giới có thể đạt nhịp độ tăng trưởng mạnh trong năm 2018 và 2019, song tiến bộ quan trọng này có thể nhanh chóng bị tổn hại nếu các chính phủ chỉ dựa vào các chính sách thương mại hạn chế, đặc biệt các biện pháp trả đũa thương mại leo thang khống chế kiểm soát nổi.

Phân tích của WTO cho thấy, Hàn Quốc, Malaixia, Đài Loan (Trung Quốc) và Xingapo sẽ là các nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất tại châu Á vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do các nước này có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng. Theo đó, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc có thể mất 0,4% trong năm 2019. Con số này của Malaixia và Đài Loan (Trung Quốc) đều được dự báo là 0,6%, còn Xingapo là 0,8%. Hơn nữa, tác động này có thể lên gấp đôi trong thời gian tiếp theo…Đồng thời, khi phân tích giá trị thặng dư của hàng xuất khẩu Trung Quốc, tính theo xuất xứ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) là nền kinh tế tham gia nhiều nhất vào số hàng hóa này, với hơn 8% GDP; theo sau là Malaixia (6%), Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Xingapo với khoảng 4 - 5%, Philippin, Thái Lan và Việt Nam khoảng 3%, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Inđônêxia là 2% [3, tr.107-111].

Bên cạnh đó, theo số liệu của WTO năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 11% lên 17.200 tỉ USD. Trong đó, ước tính cứ mỗi 100 tỉ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Việc này sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1%. Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1 - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá [36]. Ngoài ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho thế giới trở nên “nghèo và nguy hiểm hơn” trong đánh giá mới nhất của IMF về nền kinh tế toàn cầu. Nhà kinh tế trưởng

53

của IMF cho biết các rào cản thương mại sẽ ảnh hưởng đến các hộ gia đình, doanh nghiệp và các khu vực kinh tế khác. “Chính sách thương mại phản ánh chính trị vẫn còn bất ổn ở một số nước, cho nên sẽ tạo ra nhiều rủi ro hơn nữa” [5].

Đến năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid - 19 trên toàn cầu và ảnh hưởng sâu sắc của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong suốt 1 năm qua và gây bất an cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo các nhà phân tích, Mỹ và Trung Quốc là các bên chịu hệ lụy trực tiếp, nhưng ảnh hưởng của cuộc chiến tranh còn vươn xa hơn với tác động dây chuyền lan tỏa. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, chính sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của dịch bệnh cũng là yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể của phát triển toàn cầu". Bên cạnh đó, cuộc chiến này còn làm giảm niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, gây gián đoạn hoạt động giao thương của các tập đoàn công nghiệp lớn ở châu Á và ảnh hưởng đến những nhà máy có định hướng xuất khẩu tại Châu Âu. Thuế quan đang gây áp lực gia tăng chi phí đối với các công ty đa quốc gia, buộc những công ty này phải tìm cách bù đắp khoản thua lỗ. Hơn nữa, sự không chắc chắn về triển vọng đàm phán Mỹ - Trung cũng gây khó khăn cho các nhà quản lý khi lên kế hoạch kinh doanh.

Qua khảo sát các nhà quản lý mảng kinh doanh tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia cho thấy, đã có sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất tại những quốc gia này vào tháng 8 vừa qua. Tại châu Âu, sự sụt giảm sản xuất được thể hiện rõ nét tại Đức – một trong những nhà cung cấp máy móc và thiệt bị hàng đầu thế giới. Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Morgan Stanley cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu có thể bị suy thoái nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Mỹ tiếp tục trả đũa lẫn nhau.

Nguy hiểm hơn, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc còn dễ làm bùng nổ chiến tranh tiền tệ. Để đối phó với các đòn thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đã áp dụng chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ. Vào tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh cho phép đồng nhân dân tệ giảm sâu với tỷ giá tham chiếu là 7 CNY/1 USD. Động thái của Trung Quốc làm dấy lên nỗi ám ảnh về một cuộc chiến tranh tiền tệ, nơi các nước lớn đua nhau phá giá đồng tiền của mình.

Theo dự đoán của giới chuyên gia, chiến tranh thương mại Mỹ- chưa thể kết thúc sớm, mà có khả năng kéo dài đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế, ông Kristalina Georgieva cảnh báo, căng thẳng

54

thương mại Mỹ-Trung Quốc có thể khiến các nền kinh tế thế giới thiệt hại 700 tỷ USD vào năm 2020 [4].

55

Chương 2:

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (2018 – 2020)

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)