Nguy cơ dòng vốn FDI “bẩn” từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 71 - 75)

7. Bố cục của đề tài

2.2.3. Nguy cơ dòng vốn FDI “bẩn” từ Trung Quốc

Thực hiện chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay dòng vốn FDI đã trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, FDI vẫn bộc lộ những hạn chế, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề chuyển giao công nghệ lạc hậu và tạo thêm áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội đối với Việt Nam.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm 2019, vốn FDI đăng ký mới và vốn góp mua cổ phần tại Việt Nam đạt 16,7 tỉ USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2018, cao nhất trong 4 năm gần đây. Trong đó, có tới 3.160 dự án góp vốn, mua cổ phần (với 7,65 tỉ USD đăng ký), gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2018. Các dự án cấp mới, góp vốn mua cổ phần tập trung vào lĩnh vực công

72

nghiệp chế biến, chế tạo với 935 lượt góp vốn, đạt trên 5 tỉ USD. Tiếp theo là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 904 lượt góp vốn, với 863 triệu USD. Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần. Theo đó, do áp lực thay đổi, nâng cấp công nghệ của Trung Quốc, có thể dẫn tới sự chuyển dịch của dòng vốn FDI chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu.

Thứ nhất, đối với sự chuyển dịch các công nghệ lạc hậu. Để đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, các nhà đầu tư của Trung Quốc thường chủ động chuyển giao công nghệ trước đó ra nước ngoài cho nước tiếp nhận hoặc cho các doanh nghiệp khác. Các quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam, do yêu cầu phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển, trong khi trình độ và năng lực công nghệ thấp, thậm chí lạc hậu so với nhiều quốc gia khác, nên thường chấp nhận công nghệ bậc trung, công nghệ trung gian, thâm chí công nghệ đã quá lạc hậu qua nhiều thế hệ ở nước đầu tư, nhưng vẫn là “mới”, “cao”, chấp nhận được ở nước mình. Chính sự thiếu hiểu biết về công nghệ, không nắm bắt kịp thời, chính xác về thông tin đối với thị trường công nghệ, cũng như chính sách thu hút FDI, thu hút công nghệ không thích hợp và thiếu hiệu quả của nước tiếp nhận tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển giao công nghệ lạc hậu với giá cao vào trong nước. Hơn nữa, nhà đầu tư FDI của Trung Quốc còn có xu hướng chuyển giao công nghệ lạc hậu để tiếp tục kéo dài vòng đời của sản phẩm công nghệ, tiếp tục thu lợi nhuận từ công nghệ lạc hậu trên thị trường nước tiếp nhận. Quá trình thực hiện dự án FDI từ các nhà đầu tư Trung Quốc với công nghệ lạc hậu và giá cao trên thị trường các nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam sẽ dẫn đến hệ quả là sản phẩm chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế,…gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư nước ngoài và sự đổ vỡ của dự án. Công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, làm phát sinh các khoảng chi phí lớn để xử lý trong tương lai. Ngoài ra, việc tăng giá công nghệ được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như khai khống giá thiết bị chuyển giao, tăng giá công nghệ thông qua chi phí đào tạo,..gây khó khăn trong quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Và cuối cùng, còn xuất hiện tình trạng tranh chấp về quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp trong quá trình

73

chuyển giao công nghệ, gây bất ổn trong xã hội và ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và điều kiện sống của người dân do môi trường sinh thái bị hủy hoại và ô nhiễm.

Thứ hai, đối với tác động đến xã hội trong đó việc không đáp ứng các điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động. Sự chuyển dịch FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tận dụng triệt để những điều kiện thuận lợi của Việt Nam mang lại để xây dựng các nhà máy, cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các nhà đầu tư ít quan tâm, thậm chí không chú ý việc xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật khác nhau như nhà ở, bệnh viện, trạm xá, trường học, nơi làm việc với các điều kiện tốt…cho người lao động và gia đình họ, từ đó sẽ nảy sinh các vấn đề về sức khỏe của người lao động, ách tắc giao thông ngày càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết.

Thứ ba, chiến tranh thương mại có thể dẫn đến chiến tranh tiền tệ. Việc nhân dân tệ và một loạt các đồng tiền châu Á khác mất giá mạnh gây khó cho Việt Nam trong việc vừa duy trì lợi thế cạnh tranh (về chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa xuất khẩu) trong thu hút FDI, vừa giữ vững ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Điều này có thể lặp lại giống như những gì đã xảy ra vào tháng 8/2015 khi Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ, giảm lần lượt 1,9%, 1,6% và 1,1% khiến tỷ giá USD/VNĐ lập tức biến động mạnh và Ngân hàng Nhà nước đã phải can thiệp làm giảm giá đồng Việt Nam để tránh việc hàng hóa Trung Quốc ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam. Do vậy, từ năm 2018 đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 2% so với đồng USD. Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang mạnh mẽ hơn và đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm thì có thể Việt Nam phải tiếp tục phá giá đồng Việt Nam. Chính điều này không chỉ làm tăng công nợ quốc gia mà còn làm giảm tính ổn định trong tỷ giá để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó gây ra áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường chứng khoán, dự trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam. Ngoài ra, theo báo cáo do TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả (Viện Nghiên cứu Đào tạo Ngân hàng BIDV) công bố ngày 06/8/2019, dù Việt Nam hiện không bị Mỹ “gắn mác” là nước thao túng tiền tệ song đã bị đưa vào danh sách 21 nước thuộc diện theo dõi. Thêm vào đó, Việt Nam cũng là quốc gia có khả năng cao bị chuyển sang nhóm các nước thao túng tiền tệ, nếu không có biện pháp phù hợp, quyết liệt do đã chạm ngưỡng cán cân thương mại với Mỹ thặng dự trên 20 tỉ USD và thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP [3, tr.129].

74

Từ những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam, trong đó vừa có được những lợi thế, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những tác động bất lợi được cho nhiều hơn những cơ hội, đặc biệt khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có khả năng sẽ kéo dài hơn nữa. Đồng thời, tác động của cuộc chiến tranh thương mại này đang đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng. Đối với Việt Nam, khi đứng trước những biến động lớn về chính trị, kinh tế, an ninh, đối ngoại trên thế giới nói chung và tình hình căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nói riêng, trước hết phải hướng đến việc quan trọng nhất là bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, giữ vững sự lãnh đạo, thống nhất quản lý của Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Những điều này sẽ là một trong những đặc điểm quan trọng nhất giúp cho Việt Nam có thể tranh thủ được những lợi ích cũng như tránh khỏi được những tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại.

75

Chương 3:

NHỮNG DỰ BÁO VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chiến tranh thương mại mỹ trung quốc và tác động của nó đối với việt nam (2018 2020) (Trang 71 - 75)