Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Công cụ nghiên cứu

Phiếu học tập gồm có 2 phiếu với các nhiệm vụ với biểu diễn toán động thiết kế trên GSP (mỗi phiếu học tập thực hiện trong 30 phút), bảng hỏi. Sau đây chúng tôi trình bày nội dung các phiếu học tập, phân tích tiên nghiệm và bảng hỏi.

3.3.1. Phiếu học tập số 1a. Giới thiệu a. Giới thiệu

Cho hình tứ giác ABCD có cạnh AD = 6cm (Xem mô hình)

Khảo sát tự do:Kéo rê các điểm B, C và quan sát.

Nhiệm vụ 1: Dự đoán loại tứ giác đặc biệt ABCD có thể trở thành và cho biết tứ giác ABCD cần thỏa mãn điều kiện gì để ABCD là loại tứ giác đó. Giải thích.

Nhiệm vụ 2:Xác định chu vi và diện tích khi tứ giác ABCD có thể trở thành hình vuông. Giải thích.

b. Phân tích tiên nghiệm

Nhiệm vụ 1

Nhiệm vụ 1 yêu cầu học sinh cần kéo rê các kiểm để thay đổi tứ giác ABCD tức là kéo rê B, C, quan sát và dự đoán hình dạng của tứ giác ABCD. Học sinh được mong đợi nhận ra tứ giác ABCD là hình chữ nhật, hình vuông tùy vào khả năngcủa mỗi học sinh. Câu trả lời là hình chữ nhật và hình vuông là câu trả lời tốt nhất vì khi đó học sinh đã biết dựa vào đặc điểm các yếu tố cạnh, góc, đỉnh của hình để nhận dạng, nêu tên hình. Đồng thời HS xác định xem điều kiện của tứ giác ABCD là gì để ABCD là loại tứ giác đặc biệt mà các em vừa mới xác định, học sinh có thể có các câu trả lời như hình chữ nhật, hình vuông.

Trong quá trình làm việc, học sinh giao tiếp trực tiếp với biểu diễn toán động và các bạn trong nhóm để tìm ra câu trả lời. Nhiệm vụ này có nhiều phương án có thể chấp nhận được, do đó học sinh sẽ thảo luận với nhau để tìm ra phương án mà nhóm cho là thích hợp nhất. Học sinh cũng cần giải thích vì sao mình lựa chọn phương án đó. Chẳng hạn: hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau). Biểu diễn được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ này là biểu diễn hìnhảnh.

Nhiệm vụ 2

Mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ 1, nhưng với nhiệm vụ này, học sinh cần kiểm tra lại với biểu diễn toán động. HS giao tiếp với nhau và với biểu diễn toán động để xem tứ giác ABCD có thể là hình vuông không? HS thảo luận với nhau giữa hai câu trả lời “có” và “không”, các em được mong đợi đưa ra câu trả lời là “có” và giải thích cho câu trả lời của mình. Để làm được điều này, HS cần thảo luận nhóm với nhau “cần có điều kiện gì để hình tứ giác ABCD là hình vuông?” và chứng minh điều kiện đó xảy ra. Chẳng hạn như hình tứ giác ABCD có 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau thì hình tứ giác ABCD là hình vuông.

Học sinh có thể kết hợp biểu diễn bằng lời nói và biểu diễn hình ảnh để giao tiếp với các bạn khác và với giáo viên.

3.3.2. Phiếu học tập số 2a. Giới thiệu a. Giới thiệu

Vẽ trang trí hình tròn (Xem mô hình)

Khảo sát tự do: Nhấn nút Điểm và Vẽ hình tròn để xem cách vẽ trang trí hình tròn theo mô hình.

Nhiệm vụ 1

Nêu các bước thực hiện khi vẽ trang trí hình tròn.

Nhiệm vụ 2

Cho hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông (hoặc 2cm), sau đó ghi các điểm A, B, C, D như mô hình). Thực hành vẽ trang trí hình tròn và tô màu hình đã vẽ.

b. Phân tích tiên nghiệm

Nhiệm vụ 1

Nhiệm vụ 1 yêu cầu học sinh nêu các bước thực hiện vẽ trang trí hình tròn. Để vẽ trang trí được hình tròn theo mẫu, HS lớp 3 sẽ được nhận biết “hình tròn”

như một hình với đặc điểm về các yếu tố: tâm, đường kính, bán kính của hình tròn (tâm là trung điểm của đường kính, bán kính bằng nửa đường tròn). Trên cơ sở đó hình tròn được giới thiệu một cách “tổng thể”, học sinh nhận dạng hình tròn từ vật thật. Giáo viên giới thiệu hình tròn qua hình vẽ có tính chất “trừu tượng, khái quát” hơnvới yếu tố: Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Giáo giới thiệu biểu diễn toán động trên GSP đã chuẩn bị sẵn, trong đó có xác định các điểm: tâm O; điểm A, B, C, D cho sẵn.

Ở đây học sinh được mong đợi giải quyết vẽ trang trí hình tròn được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Vẽ mẫu 1 (vẽ đường tròn tâm O, bán kính OA)

Bước 2: Vẽ mẫu 2 trên hình vẽ sau bước 1.

Bước 3: Vẽ mẫu 3 trên hình vẽ sau bước 1 và bước 2.

Như vậy, học sinh được vẽ từ đơn giản đến phức tạp hơn phù hợp với kĩ năng vẽ của học sinh lớp 3.

HS sẽ cảm thấy hứng thú và thảo luận với nhau, nêu lại các bước thực hiện khi được quan sát trên mô hình biểu diễn toán động để tìm ra cách vẽ.

Nhiệm vụ 2

Ở nhiệm vụ 2 học sinh làm việc bằng cách thực hành vẽ trang trí hình tròn sau khi quan sát cách vẽ hình tròn theo mẫu trên biểu diễn toán động GSP. Khi dạy về hình tròn, để giúp các em khắc sâu kiến thức thì “vẽ trang trí hình tròn ” là một nội dung dạy học hấp dẫn học sinh Tiểu học nhưng cũng có người cho rằng nội dung đó còn “khó” đối với đối với học sinh lớp 3 (ở đây là khó vẽ các đường nét trang trí hình tròn). Bởi vậy, giáo viên cần thống nhất về ý nghĩa và mức độ yêu cầu của nội dung dạy học “vẽ trang trí hình tròn” ở lớp 3. Từ các bước đã nêu khi thực hiện vẽ trang trí hình tròn được giải quyết ở nhiệm vụ 1 khi quan sát trên biểu diễn toán động, HS sẽ sử dụng biểu diễn ký hiệu ( chữ, đánh dấu các vị trí tâm hình tròn) kết hợp với biểu diễn hìnhảnh.

3.3.3. Bảng hỏi

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra thăm dò học sinh sau khi các em hoàn thành các phiếu học tập. Kết quả thu được đem lại cho chúng tôi một vài thông tin sơ bộ về thái độ, cách suy nghĩ của các em khi làm việc với môi trường hình học động để phát triểnkĩ năng biểu diễn toán học của các em qua chủ đề Góc và Hìnhở lớp 3. Từ những thông tin này là cơ sở giúp chúng tôi lý giải kết quả bài làm của học sinh và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)