Mục tiêu và nội dung dạy học toán qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Mục tiêu và nội dung dạy học toán qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3

1.3.1. Mục tiêu dạy học toán chủ đề Góc và Hình ở lớp 3

Mục tiêu của việc dạy học toán qua chủ đề Góc và Hìnhởlớp 3 là hình thành những biểu tượng chính xác về Góc và Hình thông dụng. Ngay từ lớp 1, dựa trên trực giác mà các em có thể nhận biết hình một cách tổng thể. Dần dần lên các lớp 3 việc nhận biết góc và hình được chính xác hóa nhờ biết đặc điểm của góc và hình. Việc hình thành những biểu tượng về Góc và Hình ở lớp 3 này có tầm quan trọng rất to lớn, giúp các em định hướng đúng trong không gian, gắn việc học với cuộc sống xung quanh và chuẩn bị học môn hìnhở lớp trên.

Trong quá trình học chủ đề Góc và Hình ở lớp 3 các em được rèn luyện và phát huy trí tưởng tượng không gian, năng lực quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa và năng lực biểu diễn toán học. Khi hoạt động đo đạc và vẽ hình, sử dụng những công cụ như thước, compa, ê ke,... giúp học sinh chính xác hóa những biểu tượng về Góc và Hình và nắm được dấu hiệu bản chất của hình.

1.3.2. Nội dung dạy học toán qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3

Trong chương trình Toán lớp 3, cùng với mạch kiến thức số học, giải toán có lời văn thì mạch kiến thức hình học giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, trí tưởng

tượng không gian. Hình học không những thể hiện trong môn Toán mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các môn học khác.

Chủ đề Góc và Hình trong Toán 3 gồm 3 nội dung:

- Hình thành các biểu tượng hình học mới.

+ Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.

+ Giới thiệu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.

+ Giới thiệu tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

+ Giới thiệu diện tích của một hình.

+ Hình thành công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

+ Tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

- Thực hành vẽ hình.

+ Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và ê ke.

+ Vẽ đường tròn bằng com pa.

Đối với học sinh lớp 3 khi học các yếu tố hình học, học sinh phải nhận biết các góc từ trực quan hình ảnh, vẽ được góc bằng thước thẳng và ê ke, nhận biết góc vuông, góc không vuông; nhận biết các yếu tố của hình (góc, cạnh và đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.

- Dựa vào đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông hình thành cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông và bước đầu ứng dụng vào thực tế.

- Phân biệt điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn và nắm được tâm, bán kính, đường kính, hình tròn, thực hành vẽ và trang trí hình tròn.

Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình, ghép hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học.

Cụ thể: * Biểu tượng về các hình hình học.

- Nhận biết, gọi tên và nêu được một số đặc điểm của một số yếu tố hình học như: góc vuông, góc không vuông; hình chữ nhật (có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau); hình vuông (có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau); hình tròn ( tâm,đường kính, bán kính); nhận biết điểm ở giữa 2 điểm, trung điểm

của một đoạn thẳng.

* Tính chu vi, diện tích của hình hình học:

- Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc)

- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc)

* Thực hành vẽ hình:

- Biết dùng ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.

- Biết dùng thước thẳng để xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước trong trường hợp đơn giản: đường thẳng vẽ trên giấy kẻ ô li, số đo độ dài đoạn thẳng là các số chẵn (2cm, 3cm, 4cm, …)

- Biết dùng com pa để vẽ hình tròn.

- Biết vẽ đường kính, bán kính của một hình tròn cho trước (có tâm xác định)

Như vậy, muốn học sinh học tốt phần hình học của môn Toán lớp 3 thì yếu tố quyết định là người thầy phải nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, kiến thức cần đạt đối với từng bài. Đồng thời phải có phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng được kiến thức mới để luyện tập, thực hành một cách linh hoạt.

Việc nghiên cứu nội dung chương trình và sự thể hiện trong SGK là cơ hội làm sáng tỏ yếu tố ngôn ngữ, vai trò và tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát

triển năng lực BDTH cho HS. Dưới góc độ tiếp cận về ngôn ngữ, SGK môn Toán Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng đã thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ, bám sát mục tiêu và thể hiện rõ nét sự định hướng về PPDH, nhằm hình thành cho HS những cơ sở ban đầu và trọng yếu phát triển năng lực của bản thân.

1.4. Thuận lợi và khó khăn khi dạy học cho học sinh qua chủ đề Góc và Hình ởlớp 3 lớp 3

1.4.1. Thuận lợi

Chương trình sách giáo khoa Tiểu học mới nói chung, việc dạy học cho học sinh qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3 nói riêng có nhiều hình ảnh trực quan đẹp, trình bày rõ ràng. Hệ thống bài tập có nhiều cách thể hiện mới, nhiều bài tập được tổ chức dưới dạng trò chơi phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học.

Chương trình được biên soạn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, phù hợp với quan điểm giáo dục toàn diện học đi đôi với hành, giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. Hệ thống kiến thức được xây dựng với những kiến thức toán trong các bậc phổ thông, được trình bày một cách dễ hiểu.

Nội dung chương trình đảm bảo tính phổ cập. Mỗi bài đều có phần luyện tập củng cố trong sách giáo khoa và vở bài tập. Do vậy, học sinh sau khi học các kiến thức mớ có thể vận dụng ngay để luyện tập củng cố dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc làm theo mẫu trong sách giáo khoa và vở bài tập. Đây là một thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Bởi vì với một số lượng bài tập lớn như vậy thì học sinh sẽ nắm được các kiến thức của bài mới sau khi giải quyết xong. Còn giáo viên thì sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn.

Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa, giáo viên có thể chủ động lựa chọn các nội dung và phương pháp thích hợp, phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tổ chức và hướng dẫn học sinh tự phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và thực hành theo năng lực của học sinh.

Các thông tin trong sách giáo khoa (kênh hình, kênh chữ) rất đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh.

Các bài tập nâng cao về nội dung hình học trong sách tham khảo rất đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn các bài tập phù hợp với học sinh một cách dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Học sinh có điều kiện luyện tập nhiều để nâng cao trìnhđộ, rèn luyện khả năng tư duy, khả năng làm việc độc lập.

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh: tư duy cụ thể chiếm ưu thế với bộ đồ dùng học Toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc học sinh tiếp thu tri thức.

1.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, có không ít khó khăn mà giáo viên và học sinhgặp phải.

Các bài tập đặc biệt là các bài tập nâng cao rất đa dạng, phong phú và không kém phần phức tạp. Việc giáo viên tìm ra được cách giải, lựa chọn cách giải hay, phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học đã là việc khó chứ chưa nói đến việc truyền đạt cho học sinh các kiến thức đó một cách bài bản,có hệ thống lôgic.

Hầu hết các bài đều có hình vẽ mà kĩ năng vẽ hình của học sinh tiểu học thường chưa có nên vẽ hình không chính xác.

Các bài tập thường có nhiều cách giải, tuy nhiên các em thường chỉ làm một cách duy nhất mà chưa chịu đào sâu suy nghĩ.

Trong những kiến thức toán dạy ở cấp tiểu học, chủ đề Góc và Hình được xem như một chướng ngại lớn đối với học sinh ở cấp học này. Chính vì học sinh ghi nhớ các biểu tượng hình hình học một cách máy móc cho nên học sinh còn có sự nhầm lẫn giữa biểu tượng hình này với biểu tượng hình khác, góc này với góc khác. Chẳng hạn, nhiều em còn nhầm lẫn giữa góc vuông và góc không vuông, chu vi và diện tích. Các kĩ năng vẽ hình, xếp ghép hình học sinh còn lúng túng và thao tác chậm. Đặc biệt là dạy toán đếm hình học sinh hay đếm sót. Bởi đây là một dạng

toán đòi hỏi học sinh phải biết: “Phân tích, tổng hợp” hình. Do vậy, đây là một điểm khó đối với học sinh khi học sinh học chủ đề Góc và Hình ở lớp 3.

Ví dụ: Khi dạy biểu tượng về góc, một số giáo viên đã yêu cầu học sinh nắm khái niệm về góc. Trong khi đó mục tiêu của bài chỉ cần học sinh có biểu tượng về góc qua hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành góc, từ đó nhận biết, nêu tên góc vuông, góc không vuông; kiểm tra góc vuông bằng ê ke. Hay khi dạy về hình tròn đã yêu cầuhọc sinh xác định khái niệm hình tròn, đường tròn mà thực tế ở lớp 3 chỉ giới thiệu cho học sinh nhận dạng hình tròn cùng với tâm, bán kính, đường kính của nó.

- Khi hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên đã hướng dẫn các em cách sử dụng đồ dùng để vẽ hình hoặc vẽ góc vuông.... Song chỉ hướng dẫn một cách qua loa, chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến các em không nắm chắc cách vẽ và vẽ chưa đúng.

- Với loại bài luyện tập hoặc thực hành, giáo viên còn coi nhẹ việc cho học sinh được hoạt động ( tự vẽ, xếp, ghép hình, tính toán tìm ra kết quả …), đôi khi còn làm thay các em.

- Quá trình hình thành biểu tượng ban đầu của một số yếu tố hình học như: biểu tượng về góc vuông, góc không vuông còn hạn chế, cứng nhắc.

Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học 2019 – 2020, môn Toán của lớp tôi chủ nhiệm cho thấy chất lượng học phần hình học thấp, tỉ lệ học sinh giỏi ít. Cụ thể như sau:

Số học sinh khảo

sát

Số HS hiểu bài, thực hành đo đạc, nhận dạng hình, kẻ, vẽ và

ghép hình tốt

Số HS chưa hiểu kĩ bài và thực hành đo đạc, nhận dạng hình, kẻ,

vẽ và ghép hình chưa tốt

12 6 = 50% 6 = 50%

Trên đây là một số đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3 và những thuận lợi khó khăn gặp phải khi dạy học cho học sinh qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3. Như

vậy, việc nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh là vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy. Có nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh người giáo viên mới vận dụng được các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức.

1.5. Tiểu kết chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã đề cập đến lịch sử của vấn đề nghiên cứu, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, nội dung chủ đề Góc và Hình ở lớp 3, thực trạng và khó khăn của học sinh lớp 3 khi học chủ đề này. Chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề Góc và Hình ở lớp 3 ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

NĂNG LỰC BIỂU DIỄN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ GÓC VÀ HÌNH Ở LỚP 3

2.1. Năng lực, phát triển năng lực toán học2.1.1. Khái niệm về năng lực 2.1.1. Khái niệm về năng lực

2.1.1.1. Năng lực trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

2.1.1.2. Phân tích cấu trúc và đặc điểm của năng lực

Theo quan niệm 2.1.1.2, năng lực là thuộc tính cá nhân gồm hai thành phần là:

- Tố chất sẵn có (yếu tố di truyền).

- Quá trình học tập, rèn luyện.

Đặc điểm của năng lực thể hiện qua các cụm từ sau:

- Thuộc tính cá nhân - Tố chất

- Quá trình -Huy động tổng hợp

- Thực hiện thành công - Hoạt động

-Đạt kết quả -Điều kiện cụ thể

Từ quan niệm trên về năng lực, sự hình thành và phát triển của năng lực có thể được sơ đồ hóa như sau:

Năng lực được phát triển

Học sinh

Huy động

Tổng hợp

Có thể nói một cách tóm tắt như sau: Năng lực được hình thành và phát triển qua chuỗi hoạt động huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm học tập đã có để giải quyết một vấn đề cụ thể trong học tập có kết quả (biểu hiện qua: kiến thức mới, kĩ năng mới, thái độ và kinh nghiệm học tập mới được hình thành) với những điều kiện cụ thể. Qua các hoạt động tạo thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm học tập mới, đồng thời các năng lực từng bước được hình thành. Quy trìnhđó được lặp đi lặp lại qua nhiều bài học, từng bước năng lực được phát triển. Như vậy, sau một tiết học chỉ góp phần hình thành năng lực của học sinh và sau một quá trình học tập, năng lực mới có thể biểu hiện sự hình thành và phát triển rõ rệt.

2.1.1.3. Phân loại năng lực

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm có các loại năng lực sau đây:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Thực hiện hoạt động học tập thành công và có kết quả Kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm (đã có) Kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm (mới)

- Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

-Năng lực môn học: các năng lực cụ thể của từng môn học.

Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.

 Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống…

2.1.1.4. Phân biệt năng lực và kĩ năng

Dựa theo quan niệm và các đặc điểm riêng có thể phân biệt năng lực và kĩ năng như sau:

Kĩ năng:Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy. Kĩ năng về cơ bản được cấu tạo bởi chuỗi các thao tác hành vi (ứng xử) của cá nhân, được sắp xếp theo một cấu trúc hay trình tự nhất định.

Năng lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản:

- Kiến thức về lĩnh vực hoạt động.

- Kĩ năng tiến hành hoạt động.

- Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng, chẳng hạn ý chí– động cơ, tình cảm – thái độ đối với nhiệm vụ...

Như vậy, kĩ năng chỉ là một yếu tố cơ bản và hết sức quan trọng cấu thành

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)