7. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Năng lực toán học cần phát triển cho học sinh Tiểu học
Ngoài 5 năng lực cơ bản trên, năng lực biểu diễn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực cho học sinh. Việc dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ
nhất, học sinh phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận đối với các em; các em sẽ thực hành để qua đó thu nhận kiến thức mới. Thứ hai, học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra tranh luận trước tập thể những suy nghĩ và lập luận của mình. Từ đó các em tự điều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới. Thứ
ba, những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo một tiến trình dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo của các em. Các hoạt động này phải làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên và dành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh. Thứ tư,qua các hoạt động, học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm toán học và kĩ năng thực hành, kèm theo đó là sự củng cố và phát triển ngôn ngữ viết và nói. Khuyến khích các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của riêng mình.
Tiến trình dạy học toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực, có thể đi qua các bước:
-Bước 1: Nêu vấn đề là tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là cách dẫn dắt vào bài học một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
- Bước 2: Giúp học sinh nêu được ý tưởng ban đầu. Đây là bước quan trọng nhằm khuyến khích các em nêu suy nghĩ, nhận thức ban đầu trước khi học được kiến thức.
- Bước 3: Đề xuất hướng giải quyết vấn đề. Đây là bước khá khó khăn vì giáo viên cần lựa chọn các ý tưởng ban đầu của học sinh theo mục đích dạy học và phải linh hoạt điều khiển thảo luận nhằm giúp các em đề xuất câu hỏi từ những sự khác biệt theo ý đồ dạy học.
- Bước 4: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức là bước cuối cùng giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi nhớ là kiến thức của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chu vi hình vuông” (SGK lớp 3/trang 88), phần hoạt động dạy học:
* Hoạt động tạo hứng thú:
- GV chuẩn bị trước một số khung ảnh có kích thước đã xácđịnh theo đơn vị đo dm hoặc cm.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm “Đo chu vi khung ảnh” ở trong lớp. GV chia HS thành 4 nhóm.
+ Nhóm HS đo độ dài các cạnh của khung ảnh hình vuông.
+ HS tính tổng đo độ dài của các cạnh khung ảnh.
+ HS báo cáo cách đo và kết quả đo. Các nhóm khác nhận xét chéo cách đo và kết quả đo.
=> GV phân tích, nhận xét và giới thiệu chu vi khung ảnh hình vuông là tổng độ dài của bốn cạnh.
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, định hướng đổi mới DH trong giai đoạn hiện nay là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toán diện năng lực và phẩm chất người học”. Vì vậy, để
phát triển một năng lực cụ thể cho người học, cần tạo ra những tình huống học tập màở đó, HS phải thể hiện mức độ thành thạo của các kĩ năng khi tiến hành các hoạt động đặc thù của năng lực đó. Trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa năng lực và hoạt động, có thể xác định bản chất của việc phát triển năng lực toán học cho HS là nhằm nâng cao hiệu quả học tập, hoàn thiện quá trình dạy học. Một cách khái quát,
phát triển năng lực toán học cho HS là quá trình tổ chức cho HS vận dụng các kiến
thức, kĩ năng toán học để thực hiện các hoạt động học tập tương thích với các
thành tố và các biểu hiện đặc trưng của từng năng lực. Qua đó, năng lực của HS được phát triển cao hơn.[, tr.17
Với HS lớp 3, để dạy học phát triển năng lực môn Toán thì đầu tiên GV cần phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp HS kiến tạo tri thức cho chính mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. GV cần xây dựng môi trường học tập màở đó HS được trải nghiệm, thực hành dựa trên vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề đặt ra quá trình học toán và trong cuộc sống thực tiễn. Vì HS lớp 3 bắt đầu phát triển hơn so với các lớp 1, 2 nên GV cũng cần lựa chọn các hoạt động thích hợp trong dạy học toán để giúp HS phát triển được năng lực của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chu vi hình vuông” (SGK lớp 3/trang 88), phần hoạt động dạy học: Hoạt động vận dụng:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tính chu vi hình vuông”.
Tiêu chí:
+ Tìmđúng đồ vật có hình dạng là hình vuông.
+ Tính đúng và tính nhanh chu vi của hình vuôngđó.
Với hoạt động vận dụng để chốt lại bài học này, GV cho HS dựa vào kiến thức mới vừa học để chơi trò chơi. Đồng thời dựa vào kiến thức hằng ngày để HS đưa ra được cách làm. Trò chơi giúp HS củng cố kĩ năng tính toán; Có ý thức vận dụng kiến thức bài học đểxử lí những tình huống thực tế cuộc sống, sản xuất; Tạo
hứng thú cho HS vận dụng toán học vào cuộc sống. Qua trò chơi “Tính chu vi hình vuông” còn giúp HS phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.