Trí tưởng tượng

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Trí tưởng tượng

Tưởng tượng là tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có (Hoàng Phê, 2006).

Tưởng tượng là quá trình nhận thức cao cấp phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hìnhảnh mới trên cơ sở hình ảnh (biểu tượng) đã có. Nội dung của tưởng tượng cũng giống như tư duy: Là có thể tạo ra những cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm của con người. Mặt khác tưởng tượng và tư duy chỉ nảy sinh khi con người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề – nghĩa là đứng trước những đòi hỏi mới chưa từng gặp, thực tiễn mới chưa từng gặp và động cơ thúc đẩy quá trình tưởng tượng của học sinh cũng là nhu cầu.

Sự hình thành tưởng tượng không gian cóthể bắt nguồn rất sớm ở trẻ em, bắt nguồn từ nhận thức những biểu tượng trong không gian, theo các quan hệ thứ tự, sắp đặt các đối tượng trong không gian đến những biểu tượng không gian hai chiều, ba chiều, rồi những biểu tượng về đo đạc, dựng hình, tính toán. Tưởng tượng có thể phát triển ở những mức độ khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau, sự tích luỹ theo độ tuổi, những kiến thức, những kĩ năng, kinh nghiệm, hoạt động thực tiễn (vẽ, gấp, cắt, gấp hình, biểu diễn hình…) làm cho vốn biểu tượng phong phú, năng động hơn nhờ đó có khả năng hoạt động trí óc theo biểu tượng.

Tưởng tượng của học sinh lớp 3 đạt trìnhđộ cao hơn so với học sinh lớp 1, 2. Học sinh không chỉ hình dung lại những gì đã nghe, đã nhìn thấy, đã cảm nhận được trong quá khứ (giờ học - tưởng tượng sáng tạo), mà học sinh còn có khả năng tưởng tượng sáng tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực biểu diễn toán học cho học sinh qua chủ đề góc và hình ở lớp 3 1 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)