Phát triển đô thị thành phố Tam Kỳ theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 97 - 142)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Phát triển đô thị thành phố Tam Kỳ theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn

minh, thân thiện với môi trường

Cơ sở hạ tầng đô thị là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển, kinh tế xã hội, là môi trường quan trọng trong sự nghiệp phát triển và đi lên của thành phố Tam Kỳ. Quy hoạch đô thị có mang tính bền vững, hiện đại hay không, được phản qua sự chuyển biến của cơ sở hạ tầng đô thị và nhà ở. Thông qua cơ sở hạ tầng đô thị và nhà ở, sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời đem niềm tin cho họ vào đường lối lãnh đạo và chế độ [74, tr.206].

Đẩy mạnh hạ tầng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thành phố Tam Kỳ, nên luôn xác định ở vị trí đặc biệt quan trọng. Những kết quả nổi bật Tam Kỳ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng đô thị trước một bước, so với yêu cầu phát triển đô thị bước vào XXI đã tạo một sự khác biệt đậm nét giữa nông thôn và thành thị về bộ mặt kiến trúc cảnh quan, môi trường nếp sống văn minh...Sự chuyển biến tích cực đã cải thiện thêm một bước mức sống của của người dân, sự phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa.

Tuy vậy, hạ tầng đô thị Tam Kỳ vẫn bộc lộ những dự án chậm triển khai, dự án treo, đầu tư dàn trải, thu hút đầu tư lĩnh vực tư nhân cho phát triển hạ tầng còn hạn chế, dẫn đến sự phát triển dân số cơ học và thu hút lao động có chất lượng và tay nghề ở lại Tam Kỳ vẫn còn hạn chế, nhiều lao động, nhiều sinh viên giỏi ra trường đã chọn cách lập nghiệp tại các thành phố lớn.

Điều này, trong quá trình đô thị hóa phát triển thành phố Tam Kỳ trong giai đoạn tiếp theo, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 và lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Nam năm 2025 theo đề án đề ra, thì Tam Kỳ cần có những giải pháp phát triển đô thị Tam Kỳ theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường, tập trung các nội dung:

Một là, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Tam Kỳ thật sự trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh. Hoàn thiện công tác quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng mở rộng không gian đô thị về phía Đông và Đông Nam, gắn kết với sự phát triển của Khu Kinh tế mở Chu Lai, phát huy những tiềm năng, lợi thế của các dòng sông và biển Tam Thanh để xây dựng thành phố theo định hướng đô thị sinh thái biển. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư để phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; phát triển kinh doanh-dịch vụ gắn với quảng bá thu hút du lịch và tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp đô thị. Quy hoạch

để hình thành các khu vực chuyên canh nuôi trồng thủy sản, rau sạch, hoa cây cảnh, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản suất nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển đô thị.

Hai là, tập trung hoàn thành các công trình hạ tầng chỉnh trang đô thị một cách đồng bộ theo quy định hướng đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 là đô thị hạt nhân của khu vực kinh tế trọng điểm ven biển miền Trung. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh những hạng mục công trình trọng điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội và cảnh quan đô thị như: đường Điện Biên Phủ, dự án ven biển, đường N10, Bạch Đằng, các khu công nghiệp Tam Thăng, Thuận Yên, Trường Xuân II, chợ, Trung tâm thương mại, các khu đô thị sinh thái An Phú…Triển khai các dự án xây dựng nhà ở và khu dân cư cho người thu nhập thấp, phối hợp để xây dựng các khu dân cư, chung cư cho công nhân, sinh viên. Chú trọng thúc đẩy các công trình hạ tầng kinh tế có vai trò đòn bẩy trong phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Ba là, tập trung huy động mọi nguồn lực, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ với các đơn vị hiệp hội đô thị, thành phố kết nghĩa quận Dalseo, thành phố Daegu, Hàn Quốc và các tổ chức tài chính tín dụng, Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai…nhằm huy động nguồn vốn đầu tư. Tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn ODA từ WB, ADB, AFD để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Thu hút những doanh nghiệp lớn có thương hiệu và năng lực tài chính đầu tư vào những công trình trọng điểm, tạo nên sự đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế thành phố.

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ thành phố đến cơ sở gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo. Đổi mới tuyển dụng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý thông qua thi tuyển nhằm thu hút những người có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Có cơ chế thu hút người có trình độ sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, công chức về công tác tại cơ sở, tạo năng lực, tư duy mới về cán bộ công chức.

Xây dựng và áp dụng các quy trình thủ tục giải quyết công việc, giải quyết hồ sơ cho công dân theo quy trình ISO 9001:2008 và triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện gắn với xây dựng chính quyền đô thị thông minh.

Năm là, phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế và giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội: có cơ chế ưu đãi cho thành phố trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế và giao thông; đồng thời có cơ chế, chính sách để tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư các công trình, hạng mục theo Chương trình phát triển đô thị đến năm 2020.

tầng đô thị, hạ tầng kinh tế đảm bảo mang lại hiệu quả trước mắt, lâu dài. Định hướng ưu tiên đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào khu vực vùng Đông thành phố, theo hình thức BT...thực hiện quy hoạch và từng bước đầu tư hạ tầng về du lịch như: Khu tổ hợp du lịch vui chơi giải trí cánh đồng Nhoong, quy hoạch cảnh quan và 2 bên đường Điện Biên Phủ đến kết nối Quảng trường Biển, Tam Thanh; kết nối di tích địa đạo Kỳ Anh- bãi sậy sông Đầm, biển Tam Thanh...Chú trọng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và giao thông.

Thực hiện Thông báo số 368-TB/TU ngày 13/8/2018 của Thường trực tỉnh ủy Quảng Nam, UBND thành phố Tam Kỳ triển khai thực hiện giải pháp xây dựng thành phố hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020, cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I sau năm 2025 làm cơ sở phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố nâng cao vị thế, thu hút đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, hướng đến phát triển bềnvững đô thị trong những năm tiếp theo góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Tiểu kết chƣơng 3

Quá trình đô thị hóa của thành phố Tam Kỳ đã diễn ra hơn 20 năm qua, với nhiều thành tựu đạt được. Song sự phát triển nhưng không làm biến đổi hoàn toàn diện mạo của thành phố, phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường với đẩy mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp-dịch vụ là một trong những đặc trưng quan trọng của đô thị Tam Kỳ.

Những đặc điểm trên, một mặt đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi để thành phố Tam Kỳ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm ven biển miền Trung nói chung; mặt khác cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ cho Tam Kỳ trong việc phát triển và giữ gìn giá trị cốt lõi những nét độc đáo cả về điều kiện tự nhiên và văn hóa-xã hội và truyền thống của bao thế hệ cư dân nơi đây. Nếu giải quyết tốt được các vấn đề này, trong tương lai không xa thành phố Tam Kỳ sẽ trở thành một thành phố phát triển “xanh” thông minh, hiện đại, hòa quyện với những nét truyền thống đặc sắc của vùng đất “mở” với bề dày lịch sử, văn hóa đã xây dựng nên vùng đất này.

Thành phố Tam Kỳ có sông chảy quanh, có hồ nước lớn, không gian toàn đô thị tràn ra phía biển Đông gặp biển Tam Thanh, có các dãy núi...nằm trong thành phố. Thêm vào đó với diện tích 300 ha và hơn 100 ngàn dân là bàn đạp chắc chắn, cho sự phát triển không gian đô thị hướng biển. Với những lợi thế căn bản đó đã góp phần hình thành chiến lược để thành phố Tam Kỳ phát triển mạnh mẽ, thực sự là trung tâm và động lực của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm ven biển miền Trung.

Như lời nhận xét của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Phan Việt Cường “Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà trong tiến trình phát triển quê hương đất Quảng, Tam Kỳ được lựa chọn và trao cho sứ mệnh lịch sử thủ phủ Quảng Nam, phủ lỵ xưa, tỉnh lỵ nay; là mạch nguồn kết nối và sức mạnh nội sinh to lớn đòi hỏi thế hệ hôm nay phải kế thừa và phát huy lên tầm cao mới. Với bề dày lịch sử, văn hóa, con người Tam Kỳ và truyền thống cách mạng của thành phố anh hùng, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sẽ xây dựng Tam Kỳ trở thành đầu tàu phát triển toàn diện mọi mặt, xứng tầm với vai trò trung tâm tỉnh lỵ”[142, tr.2].

KẾT LUẬN

1. Thành phố Tam Kỳ là một đô thị trẻ so với nhiều thành phố cùng cấp của các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước. Điểm xuất phát thấp, khởi đầu rất chậm trong bước đầu đô thị hóa, trong buổi đầu mới tách tỉnh thành phố Tam Kỳ cũng như nhiều đô thị mới hình thành khác trong cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thông qua việc phát huy hiệu quả chính sách đầu tư của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam và biết phát huy những thuận lợi về vị trí địa lý, về điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo đà rất lớn để thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thành phố; thành phố Tam Kỳ đã kịp thời bắt nhịp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có sự phát triển vượt bậc trở thành đô thị trẻ có quy hoạch bài bản, dáng dấp đẹp đẽ, thành phố “xanh” năng động trong hệ thống đô thị ven biển khu vực miền Trung và có vai trò quan trọng đối với sự phát tỉnh Quảng Nam nói riêng.

2. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và chia thành giai đoạn có nét riêng, gắn với mốc thời gian tái lập Quảng Nam năm 1997 và quá trình phân chia địa giới hành chính của thị xã Tam Kỳ và huyện Phú Ninh năm 2005.

- Giai đoạn 1997-2005: Giai đoạn này manh nha khởi động cho quá trình đô thị hóa sự phát triển đi lên còn nhiều những khó khăn thử thách cản trở, từ nết sản xuất cũ và quản lý nền kinh tế theo cách cũ, tập chung chủ yếu về nông nghiệp, trong đó công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác tương đối nhỏ lẻ. Sự níu kéo của một đô thị xuất phát từ thị xã nghèo yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mọi mặt. Thực tế đó, tỉnh Quảng Nam rất quan tâm sự đầu tư phát triển thị xã Tam Kỳ và đã có những chủ trương, các quyết định, quy hoạch tổng thể phát triển thị xã Tam Kỳ.

Thị xã Tam Kỳ đã bắt tay vào tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, từng bước xây dựng bộ mặt đô thị, ngang tầm với trung tâm của tỉnh Quảng Nam và tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu của thời kỳ đổi mới; cùng với quá trình nỗ lực vực dậy kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa thành phố cũng đã từng bước thực hiện quy hoạch thị xã theo hướng hiện đại, quy cũ hơn.

- Giai đoạn 2006-2017: Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, tốc độ đô thị hóa tăng ổn định từ 51,6 % (2006) lên đến mức khá cao, đạt 64,8% (2010), cao hơn so với bình quân toàn tỉnh Quảng Nam là 1997-2015 (24,10%). Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 15,12% (kế hoạch 15,5-16%).

Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ 58,15% (tăng 1,75%), công nghiệp 37,77% (tăng 3,09%), nông nghiệp 4,07% (giảm 4,85%)...[33, tr.64].

Trong đó cơ cấu dân số khu vực thành thị tăng lên qua các năm và nông thôn ngược lại giảm xuống, trong đó năm 2014: 76,12%; năm 2015: 76,51%; năm 2016:

76,84%; và đến năm 2017 dân số khu vực thành thị chiếm 77%. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 lên đến 26.966 tỷ đồng thu nhập bình quân đầu người là 50 triệu đồng/năm [25, tr.12].

Có thể khẳng định rằng, giai đoạn này quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ chuyển qua phát triển theo chiều sâu, gắn với công tác quy hoạch tổng thể thành phố và hướng đến phát triển đô thị hiện đại, thông minh, tăng trưởng xanh góp phần bảo vệ “không gian độc đáo mà tạo hóa ban tặng” cho đất và người thành phố Tam Kỳ.

3. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ ngoài những đặc điểm chung của đô thị hóa các thành phố khác trong cả nước, thành phố Tam Kỳ có những đặc điểm riêng biệt trong chiến lược, công tác quy hoạch và đặc biệt thành phố Tam Kỳ vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa và không gian kiến trúc đặc trưng riêng cho mình.

Trong đó chuyển đổi kiến trúc định hướng phát triển đô thị từ kinh tế tập trung, sang cấu trúc xây dựng đô thị theo cơ chế thị trường biền vững và hiện đại. Đó là từ tư duy quy hoạch đô thị theo hướng phát triển đô thị chia lô manh mún với các công trình phân tán nhỏ hẹp, cải tạo và mở rộng là chủ yếu với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; chuyển sang tư duy quy hoạch và phát triển quy mô xây dựng bằng nhiều dự án lớn, kết hợp sử dụng đất với đồng bộ kiến trúc, với phương châm đầu tư “lấy đô thị nuôi đô thị”, hình thành các khu đầu tư riêng biệt, chấm dứt quy hoạch theo kiểu phân lô manh mún. Điều đáng lưu ý quy hoạch đô thị đã tìm ra hướng giải quyết vấn đề quá tải dân số vùng trung tâm và giao thông của đô thị hiện hữu, đặc biệt bảo tồn và phát huy các nét văn hóa đặc trưng, cảnh quan tự nhiên của thành phố Tam Kỳ.

Đặc biệt từ những năm 2010 trở về sau, định hướng và điều chỉnh quy hoạch đô thị của thành phố Tam Kỳ giai đoạn này rất phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố Tam Kỳ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy hoạch bài bản phát huy vai trò quy hoạch đi trước một bước, góp phần tạo cơ sở góp phần đẩy mạnh công tác xây dựng hạ tầng đô thị, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển linh hoạt nền kinh tế thị trường. Thêm vào đó, từng bước hình thành các cấu trúc xây dựng đô thị mới, không những phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, mà còn

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 97 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)