7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. thị hóa góp phần phổ quát lối sống kiểu đô thị đến người dân
“Đô thị hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự thay đổi phương thức hay hình thức cư trú của con người. Có nghĩa là không chỉ thay đổi phương thức sản xuất tiến hành các hoạt động kinh tế mà còn là sự thay đổi lớn trong lất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, trong đó, có các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa. Đối với người dân, khi kinh tế gia đình phát triển, mức sống được nâng lên, cuộc sống được cải thiện, họ có điều kiện hưởng thụ và chăm lo cho cuộc sống cho bản thân và gia đình tốt hơn, điều kiện sinh hoạt văn hóa tăng lên rất nhiều”…[13, tr.3].
Do tác động nền kinh tế thị trường làm quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị, bộ mặt đô thị được khang trang hơn. Một số xã nông thôn được đưa lên thành phường, quá trình đô thị hóa mạnh đã làm dân số thành thị tăng lên đáng kể, trong đó những cư dân nơi khác tập trung về thành phố. Những cư dân lâu nay vốn là nông dân sản xuất nông nghiệp là chính đã trở thành thị dân.
“Khác với thị dân của các đô thị Tây Âu, những cư dân nông thôn du nhập vào đô thị hầu như đã cắt đứt không có cơ hội trở lại nông thôn-nơi họ sinh ra, nên họ có ý thức làm chủ tự do tiến đến xã hội công dân thành thị” [74, tr.183].
Đối với thành phố Tam Kỳ từ nông thôn hóa thành thị, một phần từ cư dân từ nông nghiệp truyền thống du nhập trở thành cư dân thành thị chưa bao giờ cắt đứt mình với cuống nhau nông thôn nơi họ sinh ra, chưa bao giờ bị mất gốc, nên đại bộ phận cư dân Tam kỳ, vẫn còn mang trong mình dai dẳng nhiều yếu tố tiêu cực nông thôn như: nếp sống tùy tiện, một tâm lý manh mún của người sản xuất nhỏ, ý thức thụ động. Chính đặc điểm ra tăng thị dân này đã dẫn đến sự bao vây níu kéo của làng xã nông thôn đối với phố phường đô thị.
Từ thực tiễn trên, thành phố đã nhận thức được vai trò công tác quy hoạch đô thị, và kiên trì thực hiện thành công các mục tiêu trong sự nghiệp đổi mới. Thành phố Tam Kỳ đã điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở và các thiết chế văn hóa đi trước một bước, theo hướng hiện đại phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền thống của đất và người xứ phủ lỵ Tam Kỳ với hơn 100 năm danh xưng. Từ đó tạo được đòn bẩy thúc đẩy kinh tế-xã hội và xây dựng lối sống kiểu đô thị đến người dân đô thị trẻ xứng đáng với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật của Quảng Nam.
Qua trình đô thị hoá, trình độ học vấn cũng là một yếu tố tác động rõ rệt đến khả năng thích ứng của người lao động. Người có trình độ học vấn càng cao lại càng có khả năng tìm được việc và có ý thức hơn trong triển khai việc, tích cực, chủ động để thích ứng với những yêu cầu mới của công việc. Việc tập trung các cơ quan công sở, cơ sở kinh tế, văn hóa giáo dục, các cơ quan đầu não của tỉnh; thành phố Tam Kỳ đã trở thành nơi thu hút tập trung được lực lượng trí thức, lực lượng lao động có tay nghề cao, lực lượng qua
đào tạo bài bản…tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Tam Kỳ phát triển.
Kết quả, Đảng bộ và nhân dân thành phố Tam Kỳ đã kiên trì vượt qua những khó khăn của buổi đầu xây dựng, chỉ trong thời gian ngắn Tam Kỳ từ thành thị đến nông thôn đều chuyển mình khởi sắc. Thành phố Tam Kỳ đang khoác trên mình một “tấm áo mới” tươi đẹp và đầy triển vọng. Nền kinh tế tiếp tục phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từng bước tăng lên, cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo sự thay đổi rõ nét về bộ mặt đô thị và nông thôn. Không chỉ lo đầu tư cho cái ăn, cái mặc, thị xã còn kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thị xã.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa có nhiều tiến bộ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và “Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được tập trung triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao ý thức của người dân từng bước xây dựng thành phố ngày càng khang trang, sạch, đẹp; Đến cuối năm 2015, toàn thành phố có 28/41 tộc văn hoá, 87% gia đình văn hoá, 58% thôn-khối phố văn hoá, 02 xã phường văn hoá (15,5%), 93% cơ quan-đơn vị-doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa...Các thiết chế văn hóa được đầu tư sửa chữa xây mới đáp ứng sinh nhu cầu hoạt của nhân dân; đến nay, 100% thôn, khối phố có nhà văn hoá, 13/13 xã, phường có hội trường (từ 150 đến 200 chỗ ngồi) kết hợp dùng làm Nhà văn hoá xã, phường [118, tr.8].
Bảng 3.5. Các tuyến phố văn minh được công nhận
TT Tên tuyến phố Kích thƣớc Chiều dài (km) Lộ giới (m) Lòng đƣờng (m) Lề đƣờng, vỉa hè (m)
1 Đường Chiến Thắng 300 28,5 15 6+6+1,5 (dải phân cách)
2 Đường Hùng Vương 4.500,00 40,0 15,0 6+6 + 13 (dải phân cách)
3 Đường Nguyễn Chí Thanh 1.200,00 27,0 15,0 6+6 4 Trần Phú (Phan Bội Châu - Lý
Thường Kiệt) 1.236,00 27,0 15,0 6+6
5 Trần Quý Cáp (Phan Bội Châu - Lý
Thường Kiệt) 1.238,00 27,0 15,0 6+6
6 Trần Hưng Đạo 1.242,00 27,0 15,0 6+6
7 Phan Châu Trinh 4.100,00 24,0 12,0 6+6
TỔNG CỘNG: 13.816,00
(Nguồn:[122, tr.9])
tâm, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau như đã xây dựng Phủ lỵ Tam Kỳ; nâng cấp mộ 4 sĩ phu yêu nước: Lương Đình Tự, Trần Thu, Trịnh Uyên, Nguyễn Thược; đầu tư một số hạng mục Khu di tích địa đạo Kỳ Anh. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật và lễ hội vào dịp các ngày kỷ niệm của đất nước, tết cổ truyền được tổ chức tốt về nội dung lẫn hình thức với quy mô và chất lượng ngày càng cao.
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan được đầu tư đổi mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hệ thống trạm truyền thanh cơ sở đã từng bước hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, chương trình phát thanh địa phương bước đầu đáp ứng yêu cầu.
Những thành tựu quá trình phát triển đô thị, trong 20 năm tốc độ GDP bình quân hàng năm của thành phố đạt trên 12%/năm; GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua hàng năm, đến năm 2017 đã gấp 1,9 lần bình quân của cả nước [120, tr.9] .