Chuyển biến kinh tế

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Chuyển biến kinh tế

2.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong các năm từ 1997 đến 2005, kinh tế Tam Kỳ tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước được xây dựng. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và tăng cường, góp phần thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII đề ra.

- Giai đoạn 2000-2005: Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII, Tam Kỳ đã có những bước tiến khá vững chắc trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng

nhanh tỷ trọng dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 05 năm qua đạt 14,81%. Môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 23,3%/năm, cao hơn chỉ tiêu đề ra [2, tr.140].

- Giai đoạn 2005-2010: Nền kinh tế Tam Kỳ tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 15,12%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành đến năm 2010 là thương mại - dịch vụ đạt 58,15% (tăng 1,75%); công nghiệp đạt 37,77% (tăng 3,09%); nông nghiệp đạt 4,07% (giảm 4,85%)5. Giá trị thương mại-dịch vụ tăng bình quân 5 năm 25,06% (đến năm 2010 đạt hơn 2.000 tỉ đồng). Cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư xây dựng và có bước phát triển mạnh. Ngành thương mại-dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 20% (kế hoạch 20-22%), đến năm 2010 đạt trên 610 tỷ đồng, đạt 174% chỉ tiêu được giao. Nhờ đó, nguồn vốn đầu tư huy động đạt khá và đa dạng, cơ cấu hướng vào phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng, trả nợ xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm huy động gần 7.000 tỉ đồng, tăng bình quân hằng năm 28,9% [2, tr.143].

- Giai đoạn 2010-đến nay (2017): Hạ tầng kinh tế tiếp tục được quan tâm, trong giai đoạn 2011-2015, để phát triển hạ tầng kinh tế, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đầu tư hoàn thành đường trục chính và vệt công nghiệp 2 bên đường khu CN Thuận Yên, đầu tư Khu bãi tắm Hạ Thanh, Chợ Tam Kỳ, đường vào làng nghề đóng sửa tàu thuyền Tam Phú...tạo điều kiện thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố. Môi trường thu hút đầu tư được cải thiện và triển khai thực hiện khá tốt. Việc hình thành Trung tâm phát triển các khu, cụm công nghiệp, thương mại - dịch vụ thành phố làm đầu mối xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kết hợp với ưu tiên thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, tạo mặt bằng sạch; đầu tư hạ tầng các khu cụm công nghiệp nhằm thực hiện thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Qua đó, đã thu hút được một số công ty có quy mô lớn tới đầu tư trên địa bàn như: Công ty cổ phần Phước Kỳ Nam, Công ty TNHH may Minh Phương, Công ty TNHH bao bì Ánh Ngân, Tập đoàn Mường Thanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hiện có mở rộng sản xuất kinh doanh đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững ổn định kinh tế thành phố, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân [118, tr.3].

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong 05 năm qua đạt trên 7.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, một số chính sách thay đổi, doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản bị đóng băng. Tuy nhiên, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp

5Năm 2005, cơ cấu kinh tế là thương mại - dịch vụ chiếm 56,40%, công nghiệp chiếm 34,68%, nông nghiệp chiếm 8,92%.

tích cực trong công tác thu ngân sách, nên hàng năm đáp ứng được nhiệm vụ chi; trong giai đoạn 2011-2015, tổng thu ngân sách ước đạt 3.587 tỷ đồng tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,56% [118, tr.4].

Đến năm 2017, nền kinh tế thành phố Tam Kỳ đã đạt những kết quả nổi bật trên mọi mặt. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng trên địa bàn ước đạt 5.315,478 tỷ đồng. Giá trị thương mại-dịch vụ (theo giá cố định 2010) năm 2017 ước đạt 13.642,827 tỷ đồng, có trên 170.000 lượt khách đến tham quan các di tích trên địa bàn thành phố. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (tính theo giá so sánh 2010) năm 2017 ước đạt 388,46 tỷ đồng. Trong năm 2017, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tìm hiểu, đầu tư các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn, như: Dự án KDC An Phú (Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất giao chủ đầu tư); các dự án phát triển đô thị và du lịch tại thành phố Tam Kỳ (Công ty CP ô tô Trường Hải đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư và lập quy hoạch chi tiết); Khu đô thị cánh đồng Nhoong (Công ty CP Đầu tư DHC); Khu đô thị kiểu mẫu Tây Bắc (Công ty Đại Dương Xanh); Trường trung cấp nghề ASEAN; khu phố chợ Trường Xuân (Công ty CP ĐT và DV Thái Dương)…[119, tr.2].

Như vậy, nền kinh tế Tam Kỳ trong hơn 20 năm qua có tốc độ tăng trưởng khá, hoạt động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; thương mại-dịch vụ đạt tỉ lệ tăng trưởng cao; công tác xúc tiến đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quản lý điều hành ngân sách linh hoạt, tiết kiệm và hiệu quả.

2.2.2.2. Sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp

- Giai đoạn 1997-2005: Trong những giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3,9%/năm. Tổng sản lượng lương thực trên địa bàn ổn định ở mức bình quân 44.000 tấn/năm. Đánh bắt hải sản tăng bình quân hằng năm 10%, diện tích nuôi trồng hải sản được mở rộng, trong đó nuôi tôm nước lợ đạt 200ha (tăng 70ha so với năm 2000), năng suất bình quân trên 7tạ/ha. Các công trình kênh mương, thuỷ lợi, đập thời vụ được tiếp tục đầu tư, nhờ đó đã mở rộng diện tích chủ động nước gần 200ha. Kiên cố hoá trên 28,7km kênh mương, với tổng vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng. Một số hợp tác xã sau chuyển đổi đã phát huy hiệu quả hoạt động, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển [2, tr.130].

- Giai đoạn 2006-2017: Giai đoạn này, ngành nông nghiệp của thành phố Tam Kỳ sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, bằng cách tăng năng xuất lao động, tăng sản lượng trên diện tích và sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây cảnh, trồng hoa, trồng rau sạch phục vụ thành phố thay vì trồng lúa như giai đoạn trước.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5 năm là 2%, đến năm 2010 đạt trên 115 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2005-2010, mặc dù diện tích đất sản xuất bị thu hẹp nhưng nhờ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản về nông nghiệp như điện, công

trình thủy lợi; hỗ trợ đầu tư chương trình cải tạo vườn tạp, các dự án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên sản lượng vẫn giữ được mức ổn định, bình quân đạt 12.000 tấn/năm, diện tích rau đạt trên 400 ha, đặc biệt đã hình thành bước đầu một số vùng chuyên canh rau sạch, cây cảnh đã tạo được thu nhập cao cho người nông dân [ 2, tr.144].

Bên cạnh đó, đất nông nghiệp cũng được chuyển cho mục tiêu phát triển đô thị như: phát triển công viên cây xanh, các dịch vụ giải trí, xây dựng nhà ở, làm đường giao thông, bổ sung quỹ đất xây dựng công các công trình công cộng, khu công nghiệp…Cùng với sự giảm nhanh về diện tích và sản lượng của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của Tam Kỳ cũng giảm đáng kể nhất là trong hoạt động chăn nuôi gia cầm.

Bảng 2.4. So sánh cơ cấu giá trị sản xuất Nông, Lâm và Thủy sản qua các năm theo giá cố định 1994 (%)

Năm/ giá trị ngành 2011 2012 2013 Trồng trọt 30,89 25,66 29,67 Chăn nuôi 30,56 25,65 21,41 Thủy sản 38,38 48,55 48,58 Lâm nghiệp 0,17 0,13 0,37 (Nguồn:[21, tr.32])

Trên thực tế, trong những năm gần đây nền kinh tế nông nghiệp Tam Kỳ đã có chuyển biến khá tích cực: tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm đáng kể; tổng giá trị đầu tư cho nông nghiệp đạt khá và tăng hàng năm về mặt tỷ lệ; giá trị sản xuất toàn ngành giữ mức tăng trưởng ổn định; cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ lệ ngành trồng trọt. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp được chú trọng, nền nông nghiệp ven đô dần được hình thành gắn với việc mở rộng, phát triển hệ thống dịch vụ thương mại. Việc xây dựng và tiếp nhận các mô hình sản xuất, các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, ứng dụng và chuyển giao khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất được quan tâm triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, một số hộ nông dân và chính quyền địa phương đã chủ động đầu tư xây dựng nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ những tồn tại, hạn chế trong nền kinh tế nông nghiệp của Tam Kỳ hiện nay là: vùng sản xuất tập trung, nhất là vùng rau quả an toàn chậm được hình thành; chất lượng, độ an toàn và tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp tạo ra chưa đáp ứng yêu cầu, thị trường hàng hóa nông sản còn bấp bênh; số lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động của các mô hình sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; việc quy hoạch, định hướng phát triển về các loại cây trồng, con vật nuôi còn manh múm, thiếu ổn định.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa là một tất yếu khách quan. So với nhiều thành thị khác quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Quy luật đô thị hóa gắn với ý chí chủ quan về phát triển mau lẹ một đô thị xứng tầm trong điều kiện thành phố còn nhiều hạn chế về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực chất lượng cao,...các yếu tố nội lực chưa thực sự làm động lực cho kinh tế của đô thị càng làm trầm trọng thêm các khó khăn của thành phố như: một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở lên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận người từ nơi khác chuyển về làm việc và học tập, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nẩy sinh các vấn đề về ô nhiễm không khí, nguồn nước và vệ sinh môi trường do chất thải...” [74, tr.112].

Đây là các yếu tố bất lợi, đang kìm hãm sự phát triển của Tam Kỳ hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem như một hướng đi ưu việt và có tính khả thi cao nhất để giải quyết các bất cập liên quan đến tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng đô thị Tam Kỳ phát triển bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường.

Như vậy, có thể thấy rằng: Nông nghiệp đô thị Tam Kỳ vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, sức cạnh tranh thấp...Tuy nhiên, đã bước đầu hình thành được mối liên kết giữa đô thị và nông thôn, diện tích đô thị Tam Kỳ luôn được mở rộng, ranh giới giữa nội thị và vùng ven phát triển theo hướng hòa nhập, cho thấy những cơ hội liên kết có lợi cho người tiêu dùng đô thị bằng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn lương thực, thức ăn giá rẻ, an toàn, tại chỗ; giảm được chi phí vận chuyển, giải quyết được lực lượng lớn lao động nhàn rỗi, đồng thời tận dụng tối đa được nguồn tài nguyên thông qua việc người dân tự sản xuất thực phẩm sạch, trồng hoa, cây cảnh và chăn nuôi chim, cá cảnh trên các diện tích đất nhỏ hẹp ở đô thị và hình thành các mô hình chuyên canh tập trung ở các vùng ven đô. Những hoạt động sản xuất nông nghiệp này ít nhiều đã tác động tích cực đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường, tạo ra tính bền vững trong phát triển đô thị.

2.2.2.3. Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp

Sự phát triển của ngành công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Tam Kỳ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng đóng góp vào việc tạo ra nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người dân.

Tỷ trọng các công nghiệp toàn thành phố trong 5 năm (2005-2010) đạt 37,77% (tăng 3,09%). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 05 năm là 28,48% (đến năm 2010 đạt giá trị 914 tỉ đồng). Thành phố đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp như hoàn chỉnh, nâng cấp cụm công nghiệp Trường Xuân, cảng cá Tam Phú, xúc tiến xây dựng cụm dịch vụ An Sơn, khu công nghiệp Tam Thăng và các cơ sở làng nghề. Từ năm 2006, cụm công nghiệp Trường

Xuân đã đi vào hoạt động ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy ngành công nghiệp thành phố phát triển. Các làng nghề và sản phẩm truyền thống như trà, đóng và sửa chữa tàu thuyền, bún, chiếu cói tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành một số sản phẩm mới như tranh tre có sức thu hút khách hàng. Đến năm 2010, trên địa bàn thị xã có 65 doanh nghiệp sản xuất và 1.322 hộ gia đình hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng 20,4 % so với năm 2005 [2, tr.143-144].

Bên cạnh, giá trị gia tăng và giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố tăng qua các năm và có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao, tỷ trọng giá trị gia tăng/giá trị sản xuất ngành công nghiệp cũng tương đối lớn (thể hiện số liệu qua bảng).

Bảng 2.5. Tỷ trọng VACN/GOCN thành phố qua các năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010

VACN (triệu đồng) 219,953 266,143 322,144 386,521 454,163 544,734 GOCN (triệu đồng) 362,563 433,587 550,498 661,131 782,812 966,738 Tỷ lệ VACN/GOCN 0.607 0.614 0.585 0.585 0.580 0.563

(Nguồn:[26, tr.35].

Bảng 2.6. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP

thành phố Tam Kỳ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP (triệu đồng) 636,482 737,428 856,187 985,267 1,115,867 1,332,103 Tốc độ tăng GDP(%) 15.86 16.10 15.08 13.26 19.38 1. Công nghiệp (triệu đồng) 219,953 266,143 322,114 386,522 454,163 544,734 Tỷ trọng (%) 34.56 36.09 37.62 39.23 40.70 40.89 Tốc độ tăng (%) 21.00 21.03 20.00 17.50 19.94 2. Nông nghiệp (triệu đồng) 65,454 67,549 69,723 72,993 72,336 39,963 Tỷ trọng (%) 10.28 9.16 8.14 7.41 6.48 3.00 Tốc độ tăng (%) 3.20 3.22 4.69 -0.90 -44.75 3. Dịch vụ (triệu đồng) 351,075 403,736 464,350 525,752 589,368 747,406 Tỷ trọng (%) 55.16 54.75 54.23 53.36 52.82 56.11 Tốc độ tăng (%) 15.00 15.01 13.22 12.10 26.81 (Nguồn:[26, tr.35])

Từ sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, và sự phủ kín các dự án, nhà máy tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, kéo theo việc lao động toàn ngành công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2010 tăng gấp 1,095 lần so với năm 2005.

Tốc độ tăng lao động ngành công nghiệp bình quân hàng năm 1,83%/năm, tốc độ tăng lao động tham gia trong ngành công nghiệp thành phố hàng năm là lớn nhất. Đây chính là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời thấy rõ vai trò của ngành công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu lao động, là ngành chủ lực để giải quyết lao động, tạo nhiều việc làm mới và hướng tới nền kinh tế tri thức. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)