Sự chuyển biến về dân số, cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 63 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Sự chuyển biến về dân số, cơ cấu lao động

2.4.1.1.Chuyển biến về dân số

Quá trình đô thị hóa Tam Kỳ diễn ra mạnh mẽ kéo theo là mật độ dân số tăng lên nhanh chóng và có nhiều chuyển biến tích cực. Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số thành phố, năm 2005 chiếm 71,95% và đến năm 2010 chiếm gần 75,6% dân số. Mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 1.167 người/km2, trong đó phường An Xuân có mật độ dân cư cao nhất là 10.394 người/km2, phường Phước Hoà 8.008 người/km2

và phường An Mỹ 7.497 người/km2; mật độ dân số thấp nhất được phân bố ở xã Tam Thăng là 332 người/km2 và xã Tam Phú 484 người/km2 [120, tr.4].

Theo niên giám thống kê của thành phố Tam Kỳ năm 2017, dân số của thành phố là 113.677 người, bố trí tại 9 phường và 4 xã. Dân số thành thị chiếm 77% tổng dân số thành phố. Dân số nông thôn là 23 % tổng dân số thành phố. Mật độ dân số 1.210 người/km2. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều. Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đường phố chính, đặc biệt là đường Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Hùng Vương, và một số khu dân cư được xây dựng từ khi tái lập tỉnh (từ năm 1997)

đến nay còn các khu vực khác dân cư chưa thực sự đông đúc.

Bảng 2.7. So sánh sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số thành phố Tam Kỳ

2014 2015 2016 2017

Dân số Trung bình(người) 112.208 112.801 113.164 113.677 Số hộ dân cư và cơ cấu số hộ

dân cư(hộ) 29.095 32.863 32.977 33.092

Cơ cấu dân cư thành thị(%) 76,12 76,51 76,84 77,00 Mật độ dân số (người/km2) 1.209 1.215 1.204 1.210

(Nguồn: [26, tr.22])

Như vậy, quá trình phát triển đô thị cùng với đô thị hóa nhanh Tam Kỳ dân số có sự tăng lên đáng kể và có sự chuyển dịch lại cơ cấu dân cư. Trong đó, dân cư khu vực nông thôn giảm xuống và tỷ lệ dân thành thị tăng lên rất nhanh, chiếm tỉ cao ( chiếm 77% năm 2017). Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị, cũng là sự phát triển số lượng và chất lượng dân số thành phố qua các năm.

2.4.1.2.Về cơ cấu lao động

Qua các thời kỳ phát triển thành phố cũng đã ban hành Đề án giảm nghèo và giải quyết việc làm, nhất là đối với các hộ trong diện di dời và giải phóng mặt bằng. Việc xóa nhà tạm đã cơ bản hoàn thành và được thực hiện bổ sung hằng năm đối với những trường hợp phát sinh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5% vào các năm (năm 2005:11,82%). Số việc làm mới được giải quyết trong 5 năm gần 20.000 lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 42%. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 90% [120, tr.147].

Trong giai đoạn 2011-2015, chương trình giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm triển khai có hiệu quả. Đã giải quyết gần 23.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết được trên 4.600 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 65%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đến cuối năm 2015 là đạt 81,7%, giải quyết việc làm hàng năm bình quân là 4.600 đến 4.700 lao động; tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2020 trên 70%; cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,04%, dịch vụ chiếm 59,94 %, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,02% [120, tr.12].

Như vậy, có thể thấy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thành phố Tam Kỳ và tốc độ phát triển không ngừng tăng lên ở giai đoạn về sau đã góp phần gia tăng dân số cơ cấu dân số, lao động. Trong đó, việc giải quyết việc làm, lao động qua đào tạo ngày càng tăng lên, tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh-dịch vụ ngày càng tăng; góp phần nâng cao chất lượng dân số và bộ mặt phát triển của cư dân thành thị Tam Kỳ.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)