Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra phân khúc với nhiều giai đoạn và tốc độ cũng khác nhau. Trước năm 1950, diễn ra với tốc độ khá chậm chạp, khi tỷ lệ dân số đô thị chỉ đạt được khoảng 10% dân số. Sau năm 1954, mức độ đô thị hóa được tăng lên nhanh hơn cho đến năm 1975 khi đạt được tỷ lệ 21,5% dân số đô thị. Trong đó có sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực Bắc và Nam, do lúc này hai miền Bắc và miền Nam đang có sự chia cắt tạm thời theo thể chế chính trị khác nhau. Theo đó, tỷ lệ dân cư đô thị có giảm chút ít ở miền Bắc, trong khi tăng đáng kể ở miền Nam. Sau năm 1975 khi đất nước thống nhất và cho đến năm 1982, tỷ lệ dân cư đô thị của cả nước giảm đi tương đối, chỉ đạt khoảng 18,4% [10, tr.61].

Trong hơn 30 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã diễn ra khá mạnh mẽ. Theo tổng hợp của Cục Phát triển đô thị (thuộc Bộ Xây dựng) với 63 tỉnh thành phố, hệ thống đô thị quốc gia đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất. Năm

1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị; đến năm 2000 con số này lên tới 649; đến năm 2003 là 656 đô thị và đến năm 2010 có 752 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 09 đô thị loại I (gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn), 12 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV và 643 đô thị loại V (chiếm 86%).

Giai đoạn 2010-2020, Việt Nam đang trong tiến trình phát triển thành một nước theo hướng công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy chịu ảnh hưởng tác động chung của suy thoái kinh tế thế giới nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP), trong đó nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đô thị, đặc biệt các thành phố lớn, các đô thị gắn với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu GDP cả nước, khẳng định vai trò của hệ thống đô thị động lực chủ đạo của Việt Nam. Năm 2014, tỷ lệ % GRDP của 05 thành phố trực thuộc Trung ương/tổng DRDP cả nước, chiếm trên 50% GDP của cả nước (trong khi dân số đô thị chiếm trên 1/3 dân số cả nước). Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm trên 70% tổng thu ngân sách toàn quốc [10, tr.8].

Các đô thị lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có nền tảng phát triển kinh tế vững chắc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng tăng mạnh hơn. Tại đây, các động lực phát triển mới đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ tài chính-ngân hàng, bất động sản, viễn thông và truyền thông…các nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt như Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc…hay các đô thị có di sản văn hóa - lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Huế, Hội An, Hạ Long, Côn Đảo..

Nổi bật là các khu kinh tế cấp quốc gia như: Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ-Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Bắc TP Vinh (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Văn Phong (Khánh Hòa), Nam Phú Yên (Phú Yên), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), là các khu kinh tế tổng hợp đa ngành có quy mô sản xuất lớn, có hạ tầng quan trọng là cảng biển có diện tích đất đai rất lớn là nền tảng để hình thành và phát triển các đô thị mới [10, tr.9].

Trong nhiều năm qua, thương mại quốc tế thông qua các cảng biển đã thúc đẩy các đô thị ven biển có tiềm năng cảng phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, khối lượng thương mại quốc tế trên đất liền thông qua các cửa khẩu đã được tăng cường đáng kể, thúc đẩy phát triển nhanh các đô thị cửa khẩu quốc gia, quốc tế đã có từ trước như Lạng Sơn, Lào Cai hay mới được hình thành như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Bờ Y (Kon Tum), Bu Phơ Răng (Đắc Nông), Mộc Bài (Tây Ninh), Xà Xía (Kiên Giang)…Một số đô thị cửa khẩu kinh tế thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở như Lào Cai trên các hành lang Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lao Bảo trên hành lang kinh tế Đông-Tây nối Mukdahan (Đông-Bắc Thái Lan)-Savanakhet

(Trung-Nam Lào)-Quảng Trị-Huế-Đà Nẵng; Bờ Y trên tuyến Đông Bắc Campuchia- Pakse (Nam Lào)-Kon Tum-Quy Nhơn; hay Mộc Bài trên hành lang Đông-Nam Campuchia-Tây Ninh-thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu. Các đô thị cửa khẩu là các điểm tựa đô thị hóa quan trọng đối với các khu vực biên giới miền núi vốn chậm phát triển ở nước ta và cũng là những mốc giới quan trọng đảm bảo an ninh biên giới tổ quốc [10; tr.7].

Về đơn vị hành chính đô thị do hiện nay, Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực nên việc nâng cấp quản lý hành chính và điều chỉnh ranh giới hành chính đô thị phải thông qua thường trực Quốc hội, đến đầu năm 2014 không có biến động về cấp quản lý hành chính, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 63 thành phố thuộc tỉnh, 47 thị xã thuộc tỉnh, 613 thị trấn (trong đó 27 thị trấn là đô thị loại IV). Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 28 thị trấn, tỉnh Ninh Thuận chỉ có 3 thị trấn, thành phố Đà Nẵng không có thị trấn nào [10, tr.11].

Với tốc độ phát triển và dân số thành thị như hiện nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa: tăng mật độ dân số ở thành thị; giải quyết việc làm; thiếu nhà ở; ô nhiễm môi trường, v.v...Hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng đô thị còn đạt thấp. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu; Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng phát triển đô thị hiện nay chưa đáp ứng với sự đổi thay về tư duy đô thị hóa, phát triển đô thị theo hướng CNH, HĐH, phát triển đô thị gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia tầm nhìn Đại Dương với 1 triệu km2 chủ quyền biển của Việt Nam và hàng trục cửa khẩu suốt chiều dài 4500 km biên giới [10, tr.5].

Hiện nay, đô thị Việt Nam còn đang phải đối mặt với các vấn đề biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu gây bão, lũ lụt và nước biển dâng tác động đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và các vùng đồng bằng lớn, trên 40 tỉnh có nguy cơ ngập cao (ĐBSCL, ĐBSH, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam bộ) với khoảng 128 đô thị có nguy cơ ngập cao, 20 đô thị có nguy cơ ngập nặng; Biến đổi khí hậu gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung, 31 tỉnh (thuộc các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) với khoảng 139 đô thị chịu ảnh hưởng, 15 đô thị có khả năng chịu tác động mạnh.

Từ những thực trạng trên, cần đặt ra giải pháp đổi mới trong phát triển đô thị tại Việt Nam. Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy đô thị theo quy hoạch và kế hoạch: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam (Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009), Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 (Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009), Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai

đoạn 2012-2020 (Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012). Các định hướng chương trình đã cân nhắc kỹ và các chiến lược phát triển liên quan quốc gia như vùng ảnh hưởng của lưu vực sông Mê kông, các trục hành lang giao thông xuyên Á, khai thác vùng thềm lục địa và đại dương, các vùng biên giới với các nước láng giềng...và các vùng lãnh thổ về phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. Đây là cơ sở để hình thành các vùng đô thị hóa gắn với các vùng phát triển kinh tế xã hội lớn của đất nước.

1.2. Tổng quan về thành phố Tam Kỳ trƣớc năm 1997

1.2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tam Kỳ

- Vị trí địa lý:

Thành phố Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, về phía Bắc cách thành phố Đà Nẵng 70 km; về phía Nam cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.

Từ vị trí kể trên, có thể thấy thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam...thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tương lai sẽ là trọng điểm phát triển của cả khu vực [95, tr.15].

- Địa hình: Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển .. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang [95, tr.6].

- Khí hậu:

Đặc điểm khí hậu thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí và độ ẩm: nhiệt độ trung bình năm: 25,90 C; nhiệt độ trung bình cao nhất: 28-29,70 C (tháng 5-8); nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21- 220 C; biên độ nhiệt độ trung bình tháng: 70 C. Độ ẩm trung bình trong năm 86%; mùa Đông (tháng 9 đến tháng 10) độ ẩm trung bình tháng 82%; Mùa hè (tháng 4 đến tháng 9) độ ẩm trung bình 75-81% [95, tr.7].

+ Lượng mưa : Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 10 có lượng mưa lớn nhất: 434mm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30% lượng mưa cả năm.

+ Chế độ gió: Trong năm thường có các hướng gió chính như sau: hướng Đông Bắc đến Bắc: thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 với tốc độ trung bình 4-5m/s. Hướng Đông đến Đông Nam sau đó chuyển sang Tây đến Tây Nam trong những tháng từ 4 đến 8, tốc độ gió trung bình 4-6m/s. Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s, lớn nhất trung bình từ 18-20m/s, vận tốc gió cực đại khi có bão lên tới 40m/s [95, tr.8].

+ Đặc điểm thủy văn và hải văn: Thủy văn khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Tam Kỳ và sông Bàn Thạch. Các con sông này chịu tác động của chế độ thuỷ triều biển, nước biển thường xâm nhập vào thời kỳ mùa khô. Sông Tam Kỳ là hợp lưu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng Tây-Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình-Phú Thọ, xã Tam Trà, huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam chảy ra cửa An Hòa (Núi Thành). Diện tích lưu vực khoảng 800km2. Do nằm trong vùng nhiều mưa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m3/s. Sông Bàn Thạch là sông lớn nhất chảy qua thành phố Tam Kỳ, chảy từ phía Tây sang phía Đông của thành phố. Sông Bàn Thạch hợp lưu với sông Tam Kỳ tại khu vực phía Đông Thành phố, tạo thành sông Trường Giang dài 12km trước khi đổ ra biển.

Ngoài hai hệ thống sông trên, Tam Kỳ còn có sông Trường Giang là sông nước mặn và nước lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với Cửa Đại-Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hưởng tràn bờ vùng sát ven sông có cao độ nền < 2,5m.

Sông Trường Giang chạy ngang, song song với bờ biển Quảng Nam. Sông dài trên bảy chục cây số, nối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn ở phía Bắc với hạ lưu hệ thống sông Tam Kỳ-An Tân ở phía Nam. Nguồn nước của Trường Giang được thu nhận từ hai hệ thống sông này, nguồn nước nữa, đó là thủy triều lên xuống đổ vào và rút ra ở các cửa sông. Ở hai đầu Bắc và Nam, sông đều thông với biển. Phía Bắc, Trường Giang gặp Thu Bồn rồi cùng ra biển qua Cửa Đại. Phía Nam, Trường Giang hòa với sông Tam Kỳ, An Tân rồi đổ ra biển thông qua Cửa Lở và cửa An Hòa. Hồ chứa nước Phú Ninh nằm cách Tam Kỳ khoảng 7km điều hòa dòng chảy sông Tam Kỳ. Hồ này là nguồn cung cấp nước cho khu vực đô thị Tam Kỳ và cho các hoạt động thuỷ lợi, dung tích hồ W=362x106

m3 [95, tr.9].

* Hải văn: Dòng chảy sông Tam Kỳ và Bàn Thạch phụ thuộc vào chế độ thủy triều vùng; thuỷ triều có chế độ bán nhật triều không đều, nhật 15 ngày trong tháng, còn lại là bán nhật triều [95, tr.12].

- Đất đai:

thị: 4.116,5ha, chiếm 44,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngoại thị 5.165,4 ha, chiếm 55,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp: 4.774 ha, chiếm 51,4 %. Đất phi nông nghiệp: 3721 ha, chiếm 40,20 %. Đất chưa sử dụng: 787 ha, chiếm 8,40 % [25, tr.24].

Bảng 1.2. Diện tích đất tự nhiên phân bố toàn thành phố Tam Kỳ

Cơ cấu sử dụng đất (%) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Sơ bộ năm

2017

Diện tích đất tự nhiên (km2

) 92,82 93,97 93,97 93,97

Đất S. xuất nông nghiệp 40,89 52,10 52,10 51,51

Đất lâm nghiệp 8,99 4,31 4,31 4,31

Đất chuyên dùng 13,84 18,53 18,53 18,91

Đất ở 7,63 8,12 8,12 8,41

Đất phi nông nghiệp khác - 11,95 11,95 11,94

Đất chưa sử dụng - 4,98 4,98 4,91

(Nguồn: [14, tr.25] )

Như vậy, với điều kiện tự nhiên thành phố Tam Kỳ nhiều yếu tố thuận lợi và có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố bất lợi tác động từ vị trí nằm khu vực thường xuyên có những cơn bão xuất hiện vào mùa mưa, vấn đề xâm nhập mặn, nhiễm phèn vùng Đông...có ảnh hưởng, tác động ít nhiều đến quá trình phát triển thành phố.

1.2.2. Sơ lược lịch sử Tam Kỳ từ lúc hình thành đến năm 1997

1.2.2.1. Lịch sử hình thành Tam Kỳ

Theo lịch sử Việt Nam, Hồ Hán Thương lên ngôi vào năm 1401, sau khi cho làm xong con đường thiên lý nối liền Tây Đô (kinh đô nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) với Hoá Châu và chuẩn bị đầy đủ về mặt hậu cần, vào tháng 7-1402 đã xuất quân tiến đánh Chămpa. Vua Chămpa là Ba Đích Lại không chống cự nổi và

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)