7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Chủ trương phát triển đô thị Tam Kỳ
2.1.2.1. Chủ trương của Trung ương
Ngày 15-11-1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết về việc chia tách Quảng Nam-Đà Nẵng thành 02 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Theo đó, tỉnh Quảng Nam có 14 đơn vị hành chính trực thuộc và tỉnh lỵ đóng tại thị xã Tam Kỳ.
Ngày 30-12-1996, Tỉnh uỷ Quảng Nam-Đà Nẵng tổ chức Hội nghị lần thứ 6, công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Quảng Nam và Đảng bộ lâm thời thành phố Đà Nẵng. Đây là Hội nghị cuối cùng của Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn tất mọi mặt cho việc chia tách, tạo điều kiện cho địa phương phát huy được nội lực và khai thác được tiềm năng, thế mạnh để đưa đất Quảng đi lên theo nhịp điệu phát triển chung của đất nước [2, tr.98].
Đến năm 2005, trước yêu cầu phát triển Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2005/NĐ-CP về thành lập phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ và điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ để thành lập huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Ngày 05- 06-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai và kèm theo Quy chế quy định các hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai. Theo đó, không gian Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm 10 xã, thị trấn của huyện Núi Thành và các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng và phường An Phú của thị xã Tam Kỳ. Tiếp đó, ngày 17-6-2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 15-CT/TU để triển khai Quyết định của Thủ trướng về Khu kinh tế mở Chu Lai.
Ngoài ra, chủ trương phát triển đô thị được Chính phủ tiếp tục có các văn bản quy định cụ thể, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy đô thị theo quy hoạch và kế hoạch như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam (Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009); Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 (Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009); Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 (Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012). Trong thời gian gần đây, Thủ Tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quyết định 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 về định hướng phát triển đô thị Quảng Nam giai đoạn 2020-2030.
2.1.2.2. Chủ trương của tỉnh Quảng Nam
Với vị thế thị xã tỉnh lỵ, Tam Kỳ nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành của tỉnh, cơ sở vật chất kỹ
thuật được tăng cường, các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ nhanh sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, có điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nơi đây cũng sẽ là nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ trí thức, lao động lành nghề, đầu mối giao lưu kinh tế sẽ góp phần mở ra khả năng mới cho Tam Kỳ phát triển toàn diện.
Về địa giới hành chính cấp xã, kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI (6- 9/8/2001) đã thông qua Nghị quyết đề nghị Chính phủ chia tách xã Tam Phú thành xã Tam Phú và phường An Phú. Tiếp đó, ngày 21-3-2002, Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 27/2002/NĐ-CP về việc “Điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ, các huyện Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Theo đó, xã Tam Phú được chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính thành phường An Phú và xã Tam Phú trực thuộc thị xã Tam Kỳ; phường An Phú có diện tích rộng 1.462,15ha và 6.692 nhân khẩu; xã Tam Phú có diện tích rộng 1.611,85ha và 8.063 nhân khẩu [2, tr.106].
Ngoài việc quy hoạch chung cho thị xã Tam Kỳ, để xây dựng đô thị nhằm xác định phát triển hợp lý của đô thị từng giai đoạn, định hướng lâu dài đô thị về: tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định tiếp tục phê duyệt quy hoạch, tại Quyết định 3384-QĐ/UBND ngày 10/11/2000 về quy định quy hoạch chi tiết đối với các khu vực Bắc thị xã Tam Kỳ; tại Quyết định 1822-QĐ/UBND ngày 28/6/2000 về quy định quy hoạch chi tiết đối với các khu vực Nam thị xã Tam Kỳ; tại Quyết định 1822/QĐ-UBND ngày 28/6/2000 về quy định quy hoạch chi tiết đối với các khu vực trung tâm thị xã Tam Kỳ.
Năm 2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 02-4-2003 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thị xã Tam Kỳ và Hội An đến năm 2010” với mục tiêu nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phát triển chiều sâu lĩnh vực văn hóa và xây dựng vững chắc an ninh-quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ nghèo đói, mở rộng đô thị và tăng cường kết cấu hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển; phấn đấu đưa thị xã Tam Kỳ trở thành đô thị loại 3 vào năm 2005 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2010. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Thị ủy Tam Kỳ đã tổ chức quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên, chỉ đạo các địa phương, ban ngành xây dựng chương trình hành động cụ thể và đề ra các giải pháp tập trung phát triển Tam Kỳ nhanh, toàn diện, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp-thương mại, dịch vụ. Sự ra đời của Nghị quyết 07-NQ/TU thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với thị xã, đồng thời định hình những hướng đi cụ thể cho con đường phát triển của thị xã trong thời gian đến.
Tiếp đó, ngày 04-7-2003, Ban Thường vụ Thị ủy ban hành Chương trình hành động số 14-CTr/TU về “Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”. Với quyết tâm xây dựng thị xã Tam Kỳ trở thành đô thị loại III vào năm 2005,
Chương trình hành động xác định những nhiệm vụ trọng tâm: Thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ gắn với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong đó điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm lên 15% (Nghị quyết Đại hội là 13-14%).
Ngày 19-8-2004, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã tiến hành phiên họp mở rộng thảo luận, thống nhất chủ trương và ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về “Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính mới trực thuộc tỉnh”.
Tiếp đó, tại Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa VII) diễn ra vào ngày 21-10-2004 đã thông qua Nghị quyết về “Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính là huyện Phú Ninh và thị xã Tam Kỳ”. Sau đó, ngày 05-01-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2005/NĐ-CP về thành lập phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ và điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ để thành lập huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, phường Hòa Thuận được thành lập trên cơ sở một phần của xã Tam Đàn và phường Tân Thạnh; tách xã Tam Thái để thành lập xã Tam Đại. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Phú Ninh3, thị xã Tam Kỳ còn lại 9.202ha diện tích tự nhiên với 103.730 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Trường Xuân, An Sơn, Tân Thạnh, An Mỹ, An Xuân, An Phú, Hòa Hương, Phước Hòa, Hòa Thuận4 và các xã Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc. Để triển khai thực hiện chủ trương của cấp trên và đặc biệt là Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 17-01-2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc lãnh đạo tách thị xã Tam Kỳ”, Thị ủy đã tổ chức làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự nhất trí cao trong Đảng bộ và nhân dân thị xã Tam Kỳ để việc chia tách được tiến hành thuận lợi, làm tốt công tác xây dựng bộ máy, biên chế và nhân sự, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã [2, tr.105].
Tỉnh ủy Quảng Nam có ban hành Nghị quyết 03 và thông báo số 36; Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam có Quyết định 4970/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 về định hướng phát triển đô thị Quảng Nam giai đoạn 2020-2030.
Thêm vào đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn mới của Tam Kỳ từ thành phố loại II trực thuộc tỉnh trở thành thành phố loại I trực thuộc Quảng Nam; Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3550-QĐ/UBND, ngày 16/11/2014 về việc Phê duyệt quy hoạch và ban hành quy định quản lý xây dựng kèm theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo
3 Theo đó, huyện Phú Ninh có 25.147 ha diện tích tự nhiên và 84.477 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Tam Lãnh, Tam Thái, Tam Dân, Tam Đàn, Tam An, Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Thành, Tam Phước, Tam Đại (mới).
4 Phường Hòa Thuận thuộc thị xã Tam Kỳ thành lập trên cơ sở 380 ha diện tích tự nhiên và 2.612 nhân khẩu của xã Tam Đàn, 177,5 ha diện tích tự nhiên và 3.169 nhân khẩu của phường Tân Thạnh. Phường Hòa Thuận có 557,50 ha diện tích tự nhiên và 5.781 nhân khẩu.
quy hoạch chung đô thị Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Tam kỳ định hướng phát triển thành “đô thị xanh”, với vai trò là thủ phủ của tỉnh và là một đầu mối phát triển trong tuyến kinh tế ven biển Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Có thể thấy, từ việc Thủ tướng Chính phủ và tỉnh Quảng Nam đã thông qua các Quyết định, Nghị quyết, chủ trương, văn bản liên quan đến Tam Kỳ giai đoạn 1997- 2017, thể hiện sự quan tâm cho sự phát triển thành phố Tam Kỳ, là cơ hội để Tam Kỳ đẩy mạnh thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố Tam Kỳ đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Trung ương và của tỉnh đã nỗ lực vượt khó khăn trong buổi đầu xây dựng, tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn. Từ năm 2006, thị xã Tam Kỳ được công nhận là đô thị loại 3 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, năm 2016 trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Nam.