7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. thị hóa thành phố Tam Kỳ góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu
thu nhập cho người lao động
Trước năm 1997, Tam Kỳ là một trong những địa phương có số đơn vị hành chính nhiều nhất tỉnh (21 xã, phường), phân bố trên nhiều địa bàn khác nhau, từ vùng cát, đồng bằng, vùng giáp ranh, vùng núi; trình độ dân trí, tiềm năng phát triển kinh tế và sự phân bố cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng không đồng đều. Lao động và việc làm chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp là chính, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ nhỏ lẻ.
Tuy nhiên quá trình trở thành tỉnh lỵ năm 1997, trải qua 20 năm xây dựng phát triển với thành phố Tam Kỳ đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực, nhất là nội lực để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo tiền đề quan trọng phát triển đô thị Tam Kỳ.
“Giai đoạn từ 1997-2005, hoạt động thương mại-dịch vụ, chiếm 1.200 tỷ đồng gấp 10 lần so với giá trị nông lâm thủy sản. Thu ngân sách vượt 39% phát sinh kinh tế 25%, thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình tăng 39,2 triệu đồng (từ 140,8 triệu đồng/hộ/năm tăng lên 180 triệu đồng/hộ/năm). Tỷ lệ đóng góp của các ngành nghề trong tổng thu nhập bình quân
2. Nông nghiệp (triệu đồng) 65,454 67,549 69,723 72,993 72,336 39,963 Tỷ trọng (%) 10.28 9.16 8.14 7.41 6.48 3.00 Tốc độ tăng (%) 3.20 3.22 4.69 -0.90 -44.75 3. Dịch vụ (triệu đồng) 351,075 403,736 464,350 525,752 589,368 747,406 Tỷ trọng (%) 55.16 54.75 54.23 53.36 52.82 56.11 Tốc độ tăng (%) 15.00 15.01 13.22 12.10 26.81
đầu người 800USD”[ 94, tr.17].
Trong 5 năm (2006-2011), kinh tế thị xã tiếp tục tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp; cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước được xây dựng; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Công tác văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, giải quyết việc làm bình quân hằng năm gần 4.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2011 khoảng 48% so với tổng số lao động; tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm còn 6,78%. Có 12/13 trạm Y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. Có 08 xã, phường hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học và 21/37 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền ngày càng được đổi mới về nội dung và hình thức đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm trên 20%, đến năm 2011 đạt trên 630 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt trên 1.320 USD [2, tr.132].
Trong giai đoạn 2011-2015, chương trình giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm triển khai có hiệu quả. Đã giải quyết gần 23.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết được trên 4.600 lao động/năm (vượt chỉ tiêu NQĐH đề ra 4000 lao động/ năm); tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 65% . Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,33% năm 2011 xuống còn 1,5% năm 2015,tương ứng còn 429 hộ nghèo. Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện tốt như: vận động tổ chức nhận đỡ đầu cho các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo như: hộ già cả neo đơn, không nơi nương tựa, bệnh tật…và thường xuyên thực hiện hỗ trợ thiếu đói giáp hạt và trong dịp Tết Nguyên đán, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố [118, tr.16].
Bảng 3.3. So sánh tỷ lệ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và lực lượng lao động tham gia qua các năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh nghiệp (DN) 884 1015 1.138 1220 Số lao động được tạo việc làm (nghìn người) 4530 4754 4.735 2.482 (Nguồn:[25, tr.28])
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2006, 2011, 2019
Thu nhập/ Năm Năm 2006 2011 2017
Thu nhập bình quân đầu
người(triệu đồng).
16,0 26,4 50,0
(Nguồn:[25, tr.28])
định; quá trình đô thị hóa đã tác động rõ rệt đến kinh tế của các hộ dân và tặng thu nhập của người dân ở thành phố Tam Kỳ.