7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tam Kỳ
- Vị trí địa lý:
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, về phía Bắc cách thành phố Đà Nẵng 70 km; về phía Nam cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.
Từ vị trí kể trên, có thể thấy thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam...thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tương lai sẽ là trọng điểm phát triển của cả khu vực [95, tr.15].
- Địa hình: Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp và đồng bằng được hình thành do bồi tích sông, biển .. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang [95, tr.6].
- Khí hậu:
Đặc điểm khí hậu thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ không khí và độ ẩm: nhiệt độ trung bình năm: 25,90 C; nhiệt độ trung bình cao nhất: 28-29,70 C (tháng 5-8); nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21- 220 C; biên độ nhiệt độ trung bình tháng: 70 C. Độ ẩm trung bình trong năm 86%; mùa Đông (tháng 9 đến tháng 10) độ ẩm trung bình tháng 82%; Mùa hè (tháng 4 đến tháng 9) độ ẩm trung bình 75-81% [95, tr.7].
+ Lượng mưa : Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70-75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 10 có lượng mưa lớn nhất: 434mm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30% lượng mưa cả năm.
+ Chế độ gió: Trong năm thường có các hướng gió chính như sau: hướng Đông Bắc đến Bắc: thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 với tốc độ trung bình 4-5m/s. Hướng Đông đến Đông Nam sau đó chuyển sang Tây đến Tây Nam trong những tháng từ 4 đến 8, tốc độ gió trung bình 4-6m/s. Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s, lớn nhất trung bình từ 18-20m/s, vận tốc gió cực đại khi có bão lên tới 40m/s [95, tr.8].
+ Đặc điểm thủy văn và hải văn: Thủy văn khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Tam Kỳ và sông Bàn Thạch. Các con sông này chịu tác động của chế độ thuỷ triều biển, nước biển thường xâm nhập vào thời kỳ mùa khô. Sông Tam Kỳ là hợp lưu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng Tây-Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình-Phú Thọ, xã Tam Trà, huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam chảy ra cửa An Hòa (Núi Thành). Diện tích lưu vực khoảng 800km2. Do nằm trong vùng nhiều mưa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m3/s. Sông Bàn Thạch là sông lớn nhất chảy qua thành phố Tam Kỳ, chảy từ phía Tây sang phía Đông của thành phố. Sông Bàn Thạch hợp lưu với sông Tam Kỳ tại khu vực phía Đông Thành phố, tạo thành sông Trường Giang dài 12km trước khi đổ ra biển.
Ngoài hai hệ thống sông trên, Tam Kỳ còn có sông Trường Giang là sông nước mặn và nước lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với Cửa Đại-Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hưởng tràn bờ vùng sát ven sông có cao độ nền < 2,5m.
Sông Trường Giang chạy ngang, song song với bờ biển Quảng Nam. Sông dài trên bảy chục cây số, nối hạ lưu hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn ở phía Bắc với hạ lưu hệ thống sông Tam Kỳ-An Tân ở phía Nam. Nguồn nước của Trường Giang được thu nhận từ hai hệ thống sông này, nguồn nước nữa, đó là thủy triều lên xuống đổ vào và rút ra ở các cửa sông. Ở hai đầu Bắc và Nam, sông đều thông với biển. Phía Bắc, Trường Giang gặp Thu Bồn rồi cùng ra biển qua Cửa Đại. Phía Nam, Trường Giang hòa với sông Tam Kỳ, An Tân rồi đổ ra biển thông qua Cửa Lở và cửa An Hòa. Hồ chứa nước Phú Ninh nằm cách Tam Kỳ khoảng 7km điều hòa dòng chảy sông Tam Kỳ. Hồ này là nguồn cung cấp nước cho khu vực đô thị Tam Kỳ và cho các hoạt động thuỷ lợi, dung tích hồ W=362x106
m3 [95, tr.9].
* Hải văn: Dòng chảy sông Tam Kỳ và Bàn Thạch phụ thuộc vào chế độ thủy triều vùng; thuỷ triều có chế độ bán nhật triều không đều, nhật 15 ngày trong tháng, còn lại là bán nhật triều [95, tr.12].
- Đất đai:
thị: 4.116,5ha, chiếm 44,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngoại thị 5.165,4 ha, chiếm 55,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp: 4.774 ha, chiếm 51,4 %. Đất phi nông nghiệp: 3721 ha, chiếm 40,20 %. Đất chưa sử dụng: 787 ha, chiếm 8,40 % [25, tr.24].
Bảng 1.2. Diện tích đất tự nhiên phân bố toàn thành phố Tam Kỳ
Cơ cấu sử dụng đất (%) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Sơ bộ năm
2017
Diện tích đất tự nhiên (km2
) 92,82 93,97 93,97 93,97
Đất S. xuất nông nghiệp 40,89 52,10 52,10 51,51
Đất lâm nghiệp 8,99 4,31 4,31 4,31
Đất chuyên dùng 13,84 18,53 18,53 18,91
Đất ở 7,63 8,12 8,12 8,41
Đất phi nông nghiệp khác - 11,95 11,95 11,94
Đất chưa sử dụng - 4,98 4,98 4,91
(Nguồn: [14, tr.25] )
Như vậy, với điều kiện tự nhiên thành phố Tam Kỳ nhiều yếu tố thuận lợi và có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố bất lợi tác động từ vị trí nằm khu vực thường xuyên có những cơn bão xuất hiện vào mùa mưa, vấn đề xâm nhập mặn, nhiễm phèn vùng Đông...có ảnh hưởng, tác động ít nhiều đến quá trình phát triển thành phố.