7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. thị hóa thành phố Tam Kỳ đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Thành phố Tam Kỳ đã khai thác mọi tiềm năng, lợi thế và đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Từ sau năm 1997, sau khi trở thành thị xã tỉnh lỵ Quảng Nam đến nay (2017) cơ cấu kinh tế của Tam Kỳ có sự thay đổi nhanh chóng, theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trên lĩnh vực kinh tế, Tam Kỳ nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội trên lĩnh vực kinh tế, trong đó chú trọng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, đưa nền nông nghiệp thị xã phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Từng bước, kinh tế thành phố có những chuyển biến tích cực, công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và tỉnh nói riêng. Việc thu hút các dự án mới trong ngành công nghiệp được triển khai có hiệu quả...Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Một số cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch và xây dựng.
“Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm đạt 11%; giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân 3,9%; giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng 18,2%; giá trị thương mại-dịch vụ tăng bình quân 15%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 33,9%; tổng số hộ dùng điện năm 2000 đạt 90%; giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo xuống còn 13%; giảm tỷ suất sinh thô hằng năm xuống mức 8%; tuyển quân hằng năm đạt 100%; cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp-
thương mại, dịch vụ đạt tỷ lệ 32,9%. Các mục tiêu về xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh”, về phát triển Đảng đều đạt và vượt mục tiêu do Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI đề ra” [2, tr.118].
Trong thời gian ngắn từ năm 2005 đến 2010, công nghiệp thành phố không ngừng gia tăng về quy mô. Giá trị sản xuất không ngừng tăng lên và tăng lên đáng kể: năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 362.563 triệu đồng, năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 966.738 triệu đồng (theo giá cố định 1994), tăng 2,67 lần so với năm 2005; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động tích cực đến đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho người lao động. Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt hơn 15,12%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm 58,15%; công nghiệp chiếm 37,77%; nông nghiệp chiếm 4,07% [2, tr.123].
Các ngành kinh tế ở Tam Kỳ hiện nay đang tiếp tục phát triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ nông nghiệp giảm. Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ chuyển dịch khá nhanh và tăng mạnh theo hướng thương mại-dịch vụ và công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của hai ngành này luôn đạt từ 25-28% [2, tr.124].
Bên cạnh giá trị gia tăng và giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố tăng qua các năm và có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao, tỷ trọng giá trị gia tăng/giá trị sản xuất ngành công nghiệp cũng tương đối lớn (thể hiện số liệu qua bảng 2.3.1a)
và tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP thành phố (thể hiện số liệu qua bảng 2.3.1b).
Bảng 3.1. Tỷ trọng VACN/GOCN TP. Tam Kỳ qua các năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010
VACN (triệu đồng) 219,953 266,143 322,144 386,521 454,163 544,734 GOCN (triệu đồng) 362,563 433,587 550,498 661,131 782,812 966,738 Tỷ lệ VACN/GOCN 0.607 0.614 0.585 0.585 0.580 0.563
(Nguồn:[28, tr.15])
Bảng 3.2. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP Tam Kỳ
2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP (triệu đồng) 636,482 737,428 856,187 985,267 1,115,867 1,332,103 Tốc độ tăng GDP(%) 15.86 16.10 15.08 13.26 19.38 1. Công nghiệp (triệu đồng) 219,953 266,143 322,114 386,522 454,163 544,734 Tỷ trọng (%) 34.56 36.09 37.62 39.23 40.70 40.89 Tốc độ tăng (%) 21.00 21.03 20.00 17.50 19.94
(Nguồn:[28, tr.15])
Trong những năm qua lao động toàn ngành công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2010 tăng gấp 1,095 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng lao động ngành công nghiệp bình quân hàng năm 1,83%/năm, tốc độ tăng lao động tham gia trong ngành công nghiệp thành phố hàng năm là lớn nhất [ 36, tr.47].
Qua số liệu và bảng so sánh, có thể thấy từ sự tăng trưởng của công nghiệp, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác động tích cực đến đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho người lao động.
Đây chính là kết quả của quá trình thành phố Tam Kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời thấy rõ vai trò của ngành công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu lao động, là ngành chủ lực để giải quyết lao động, tạo nhiều việc làm mới và hướng tới nền kinh tế tri thức.