7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. thị hóa thành phố Tam Kỳ diễn ra mạnh mẽ và chia thành giai đoạn
Đối với một quốc gia, một địa phương, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch-dịch vụ, các các lĩnh vực khác. Nó là yếu tố then chốt, quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia, địa phương.
Năm 1997, Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ, mở ra giai đoạn lịch sử mới. Đến năm 2005, Tam Kỳ được chia tách thành 2 đơn vị hành chính mới trực thuộc tỉnh là huyện Phú Ninh và thị xã Tam Kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với không ít khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tam Kỳ đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Phát huy vai trò lợi thế trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế thành phố những có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần và tạo đà trong các giai đoạn phát triển không ngừng của thành phố về sau này.
3.1.1.1.Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005:
Đến năm 1997, bộ mặt kinh tế Tam Kỳ vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó có một số các cơ sở sản xuất, xưởng thủ công nhỏ lẻ và các làng nghề thủ công truyền thống, điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, cả thị xã vẫn chưa hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất; ngành dịch vụ - du lịch manh mún và chưa đủ điều kiện để phát triển.
Cơ cấu dân số thị xã Tam Kỳ thời điểm đó, có 167.364 người dân (bao gồm 13 xã, 7 phường cả thành phố Tam Kỳ và Phú Ninh ngày nay) nhưng chủ yếu là cư dân nông thôn và trực tiếp sản xuất nông nghiệp là chính, về mật độ dân số chỉ 487 người/km2. Trong đó dân cư khu vực đô thị chỉ có gần 52.000 người chiếm hơn 30% cư dân toàn thị xã [14, tr.7].
“Cả thị xã Tam Kỳ có 12 tuyến đường chính, trừ tuyến đường Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 615, tỉnh lộ 616 đi qua thì chỉ có vẻn vẹn vài tuyến đường nhựa như: Trần Cao Vân, Duy Tân, Nguyễn Thái Học, Trần Dư, Nguyễn Du là đường nhựa còn lại là đường đất đá. Kiến trúc chỉ có tòa nhà Tỉnh ủy và Quảng trường 24/3 và một số tòa nhà 2 đến 3 tầng...”[14, tr.15].
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, Tam Kỳ bắt đầu trở thành tỉnh lỵ của Quảng Nam với một điểm xuất phát rất thấp so với các đô thị ở các địa phương khác các tỉnh, thành phố cùng cấp, chỉ là một thị xã nhỏ lọt thỏm bao quanh là khu nông
thôn sản xuất nông nghiệp nghèo nàn mang tính tự túc, tự cấp là chính. Nhưng, được sự quan tâm tập trung về chủ trương chính sách, với nguồn vốn đầu tư từ trung ương và của tỉnh Quảng Nam, cơ sở vật chất hạ tầng của thành phố dần dần được thiết lập.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đạt được những bước tiến quan trọng. Đến năm 2003, Tam Kỳ căn bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Không những thế, các khía cạnh khác như y tế, dân số, gia đình và trẻ em, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, và phát thanh truyền hình có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới [2, tr.86].
Theo đó, những cơ sở công nghiệp đầu tiên được hình thành như Trường Xuân, Thuận Yên, Tam Thăng hay các công trình giao thông trọng điểm như đường Hùng Vương, Bạch Đằng, Tam Thanh ven biển...bắt đầu được xây dựng, ngoài ra, các công trình quan trọng khác như kè sông Tam Kỳ, trung tâm thương mại Tam Kỳ đi vào hoạt động. Bộ mặt thành phố thay đổi theo hướng hiện đại đã dẫn đến những biến đổi tích cực trong đời sống tinh thần của đại bộ phận cư dân. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Kỳ đã giảm xuống còn 11,82% (so với 19,6% vào năm 1997) và tỷ lệ hộ đói chỉ còn 4,49% [2; tr.98].
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó thương mại dịch vụ chiếm 56,9%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 35,3%, nông lâm thủy sản còn 7,8 %; tổng số doanh nghiệp 267 và 4600 cơ sở kinh doanh. Hoạt động thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.200 tỷ đồng gấp 10 lần giá trị so với nông lâm thủy sản. Tổng thu ngân sách vượt 39%, thu nhập bình quân đầu người 800USD, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội được nâng lên rõ rệt [3, tr.116]...Từ những kết quả đó, năm 2006 Tam Kỳ đạt tiêu chí đô thị loại III và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập thành phố Tam Kỳ trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Với những chuyển biến trên các phương diện có thể khẳng định, từ năm 1997 - 2006 là quá trình xây dựng phát triển gắn với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự nỗ lực vươn lên từ một thị xã nhỏ và nhiều khó khăn Tam Kỳ trở thành đô thị trung tâm và có vai trò qua trọng của tỉnh Quảng Nam.
“Mặc dù đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ của bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, bước đầu có sự phát triển mạnh mẽ nhưng Tam Kỳ vẫn chưa thật sự có được không gian kiến trúc đô thị với tổng thể đẹp, ấn tượng như một số thành phố trẻ khác. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm thành phố ban đầu chủ yếu nhằm đáp ứng mục tiêu kịp thời xây dựng một trung tâm hành chính, chính trị của một tỉnh mới được tái lập, chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức không gian kiến trúc chung của đô thị, thiết kế các mảng không gian công cộng phục vụ cộng đồng như văn hóa, du lịch, dịch vụ, hội chợ, triển lãm, công viên. Tầm nhìn có giới hạn khi lập đồ án quy hoạch xây dựng lúc bấy giờ đã để lại những hạn chế đáng tiếc của Tam Kỳ kể trên” [86, tr.114].
Có thể khẳng định rằng giai đoạn 1997-2005, là bước đầu của quá trình đô thị hóa diễn ra ở Tam Kỳ. Vì vậy thành phố đã tập trung, đẩy mạnh xây dựng đồng bộ mạng lưới cơ sở hạ tầng, tập trung công tác quy hoạch tổng thể, tạo đà cho giai đoạn tiếp theo để Tam Kỳ tiếp tục vươn lên. Đồng thời, Tam Kỳ đã từng bước bắt nhịp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển song song với các đô thị trẻ mới hình thành trong khu vực các tỉnh thành phố ven biển miền Trung và cả nước.
3.1.1.2.Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017
Phát huy thành quả đạt được và kinh nghiệm của quá trình đô thị hóa và gắn với xây dựng phát triển thành phố giai đoạn trước. Bắt đầu từ năm 2006 trở đi, thành phố đang trải qua quá trình phát triển nhanh, mạng mẽ hơn. Từ một thành phố trẻ chịu sự cạnh tranh lợi thế chi phối bởi các đô thị khác trong tỉnh và khu vực, nhưng thành phố Tam Kỳ đã có những hướng phát triến năng động, toàn diện hơn và gắn với xây dựng đô thị thông minh, thân thiện với môi trường.
Nền kinh tế thành phố Tam Kỳ tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 15,12%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành đến năm 2010 là thương mại-dịch vụ đạt 58,15% (tăng 1,75%); công nghiệp đạt 37,77% (tăng 3,09%); nông nghiệp đạt 4,07% (giảm 4,85%). Giá trị thương mại-dịch vụ tăng bình quân 5 năm 25,06% (đến năm 2010 đạt hơn 2.000 tỉ đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm huy động gần 7.000 tỉ đồng, tăng bình quân hằng năm 28,9% [2, tr.143].
Trong khoản thời gian các năm từ 2011 đến 2015, tổng thu ngân sách ước đạt 3.587 tỷ đồng tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,56%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong 05 năm qua đạt trên 7.000 tỷ đồng [118, tr.4].
Trên lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng đô thị, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được chú trọng chỉ đạo thực hiện đạt kết quả và ngày càng chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho thành phố xây dựng, phát triển đồng thời ổn định và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.
Từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010-2015, mọi mặt đời sống thành phố Tam Kỳ nói chung và quá trình đô thị hóa Tam Kỳ tiếp tục có nhiều phát triển toàn diện mang tính bước ngoặt. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá với tổng mức lưu chuyển hàng hóa thương mại dịch vụ giai đoạn 2011-2015 đạt trên 28.649 tỷ đồng, tăng bình quân 24,6%/năm, vượt 1,6%/năm [118, tr.11].
Cư dân thành phố đến năm 2013 là 111.807 người, trong đó cư dân nội thị là 84.883 người, dân ngoại thị là 26.924 người. Như vậy, từ 1997 đến 2013 cư dân nội thị đã tăng lên hơn 32.000 người, chiếm hơn 72 % dân số của thành phố Tam Kỳ [21, tr.6].
quả đáng kể. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 02-NQ/TU “về phát triển giáo dục thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011-2015” và đề án phát triển giáo dục của thành phố giai đoạn 2011-2015 đạt nhiều kết quả. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày được nâng cao, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường đầu tư theo hướng tầng hóa, kiên cố hóa, chuẩn hóa. Kết quả dạy học đại trà và mũi nhọn có nhiều chuyển biến tốt, luôn cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Trong 5 năm qua, công tác phổ cập giáo dục các bậc học được tập trung triển khai thực hiện. Đến cuối năm 2015, có 30 trường đạt chuẩn quốc gia; 13 xã, phường đạt phổ cập giáo dục bậc Trung học, 32 trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, THCS được tầng hóa, kiên cố hóa [118, tr.6-7].
Tính đến năm 2017, Tam Kỳ có 07 chợ và 2 siêu thị, đặc biệt siêu thị Co-op Mart đi vào hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ hình thành như bất động sản, thông tin truyền thông...Tổng thu ngân sách đạt 3.728 tỷ đồng, trong đó thương mại-dịch vụ chiếm 72,8%, công nghiệp-xây dựng chiếm 24,5% tỷ trọng các ngành kinh tế. Cũng trong năm 2017, xuất nhập khẩu của thành phố đạt giá trị 397 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người là 31,5 triệu đồng/năm và hơn 23 nghìn lao động được giải quyết việc làm. Đời sống vật chất người dân thay đổi rõ rệt với tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 01% [119, tr.6-7].
Ngoài ra, phát huy vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế-tài chính, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-xã hội của tỉnh Quảng Nam, các lĩnh vực tài chính, thương mại-dịch vụ, phục phụ cho nền hành chính, đời sống sản xuất và tiêu dùng đã có nền tảng phát triển với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, công viên, khu giải trí…và các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng được hình thành từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển thanh phố. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thủ công nghiệp và du lịch-dịch vụ ngày càng rõ nét, góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của thành phố Tam Kỳ từ chiều rộng đi vào chiều sâu.
Như vậy, sau 20 năm quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ đã diễn ra hết sức mạnh mẽ và phân khúc thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1997-2005, là giai đoạn xây dựng mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho sự phát triển nhanh, mạnh, liên tục và toàn diện trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2006-2017, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, chuyển qua phát triển theo chiều sâu gắn với công tác quy hoạch tổng thể thành phố và hướng đến phát triển đô thị hiện đại, thông minh gắn với tăng trưởng xanh bảo vệ “không gian độc đáo mà tạo hóa ban tặng” cho đất và người thành phố Tam Kỳ. Điều này được khẳng định qua nhận định của Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ “Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá theo hướng tăng trưởng các ngành Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp;thương mại dịch vụ-du lịch; sản xuất nông nghiệp ổn định. Hạ tầng đô thị, kinh tế-xã hội được đầu tư đồng bộ, từng bước đáp ứng các tiêu chí đô thị loại II. Văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội
được đảm bảo. Hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn và ngày càng vững mạnh....”[118, tr.9].
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trong khi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng còn hạn chế, thêm vào đó chủ yếu tập trung các nguồn lực từ nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội hóa cao, năng lực tư vấn thiết kế và xây dựng triển khai các công trình quy mô lớn còn thấp. Hơn nữa quá trình quy hoạch, thực hiện các dự án xây dựng, trùng vào thời điểm nhà nước ban hành luật đất đai, thay đổi liên tục về chính sách quản lý đầu tư và xây dựng, cùng với công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, công tác đền bù gặp vướng mắc, nhiều dự án xây dựng bị treo không triển khai được, công tác chỉ đạo không thống nhất gây nên hoài nghi sự công bằng trong nhân dân. Điều đó dẫn đến tiến độ phát triển hạ tầng đô thị có giai đoạn chững lại và nảy sinh những bất cập, trở thành bài toán thách thức đến quá trình phát triển thành phố Tam Kỳ, đòi hỏi cần phải giải quyết để tiếp tục bứt phá phát triển đi lên trong các giai đoạn tiếp theo.