Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.6. Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển thành phố kéo theo những vấn đề thực tiễn xã hội phát sinh cần phải giải quyết thấu đáo. Thành phố Tam Kỳ đã thực hiện khá bài bản và có hướng đi đúng đắn giải quyết vấn đề này.

Thành phố cũng đã ban hành Đề án giảm nghèo và giải quyết việc làm, nhất là đối với các hộ trong diện di dời và giải phóng mặt bằng. Việc xóa nhà tạm đã cơ bản hoàn thành và được thực hiện bổ sung hằng năm đối với những trường hợp phát sinh. Chế độ chính sách đối với người có công được thực hiện tốt, đời sống vật chất và tinh thần các hộ gia đình chính sách được ổn định. Công tác đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, cải thiện nhà ở, thăm hỏi, tặng quà, tu sửa mộ chí, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ được thực hiện.

Trong năm 2003, thị xã Tam Kỳ đón nhận một sự kiện quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển thị xã trong những năm tiếp theo, đó là sự ra đời của Khu Kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước. Ngày 05- 06-2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai và kèm theo Quy chế quy định các hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai. Theo đó, không gian Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm 10 xã, thị

trấn của huyện Núi Thành và các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng và phường An Phú của thị xã Tam Kỳ. Tiếp đó, ngày 17-6-2003, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 15-CT/TU để triển khai Quyết định của Thủ trướng về Khu kinh tế mở Chu Lai. Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thị ủy đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc chuẩn bị mặt bằng, tổ chức tốt việc quản lý đất đai, quản lý xây dựng; các cấp ủy phải xác định rõ trách nhiệm của địa phương, đơn vị mình trong việc thựa hiện chủ trương này.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được quan tâm chỉ đạo, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2007/NQ-HĐND ngày 17-10-2007 của Hội đồng Nhân dân thành phố về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, kết quả thực hiện ngày càng chuyển biến tích cực, hầu hết việc thu hồi đất đều nhận được sự đồng thuận của các hộ bị ảnh hưởng, hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện, không chấp hành phải thực hiện cưỡng chế [118, tr.38].

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân được chú trọng thực hiện đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội. Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên tiếp tục được củng cố đảm bảo số lượng và chất lượng. Đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao quân đều thực hiện đảm bảo 100% chỉ tiêu. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả. Thường xuyên chú trọng thực hiện công tác phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng quy định pháp luật không để xảy ra oan sai. Đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung giải quyết, hạn chế khiếu kiện vượt cấp [35, tr.74].

Công tác quản lý về tài nguyên và môi trường được chú trọng. Đã triển khai dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất, tạo thuận lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trên các lĩnh vực môi trường, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố được triển khai thực hiện, đến năm 2015 hầu hết các phường nội thị đều được thu gom rác và xử lý rác thải theo đúng quy định với tỷ lệ chất thải rắn nội thị được thu gom, xử lý đạt 90% [118, tr.6].

Công tác đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế càng được quan tâm hơn ; đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Nhà Văn hóa Thiếu nhi trong năm 2013 đã tạo điểm vui chơi, học tập cho học sinh trên địa bàn.

điểm của trung ương, của tỉnh và thành phố đóng trên địa bàn, với tổng gia trị bồi thường là hơn 1.000 tỷ đồng, tổng số hộ bị ảnh hưởng 4.400 hộ, trong đó có nhiều hộ phải giải tỏa trắng phải bố trí tái định cư là 747 hộ [35, tr.76].

Giai đoạn 2015-2020, thành phố Tam Kỳ triển khai đầu tư xây dựng 16 dự án khu dân cư, tái định cư với tổng trị giá hơn 750 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành 10 dự án. Tổng diện tích thu hồi đất của các dự án hơn 61,3ha, trong đó đã bố trí tái định cư 746 lô, tổng số lô khai thác quỹ đất là 670 lô, với tổng giá trị thu tiền sử dụng đất hơn 569,7 tỷ đồng. Ngoài các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, hiện nay trên địa bàn thành phố còn có các dự án do doanh nghiệp triển khai thực hiện...[120, tr.6].

Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng các khu dân cư, tái định cư mang lại kết quả tích cực, làm hạ tầng đô thị khang trang hơn, đời sống người dân vùng ảnh hưởng dự án bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở cũ. Việc thành phố quan tâm công tác bồi thường, hỡ trợ tái định cư để triển khai đầu tư xây dựng các công trình đặt lên hàng đầu, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị của thành phố, nhằm giải phóng mặt bằng triển khai các công trình đưa vào sử dụng hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội thành phố, tạo môi trường thu hút đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhật cho người dân.

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện vẫn còn hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án liên quan đến công tác quản lý, bồi thường, giải phóng mặt bằng, sự thay đổi cơ chế chính sách có liên quan. Thành phố cần quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất, ưu tiên tháo gỡ những dự án cấp bách, cần thiết. Đối với vướng mắc trong công tác quản lý, địa phương phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc để các dự án sớm triển khai phục vụ tốt người dân.

Tiểu kết chƣơng 2

Quá trình phát triển thành phố Tam Kỳ và sự phát triển đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, trong điều kiện nền kinh tế của Tam Kỳ là một thị xã nhỏ còn gặp nhiều khó khăn và nhiều thách thức đặt ra. Nhận thức đầy đủ những hạn chế trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển, thành phố Tam Kỳ đã biết tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam, kết hợp với các yếu tố nội lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo động lực để phát triển sản xuất, tạo nguồn vốn để đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản và phát triển đô thị hóa nhất là trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chú tâm phát huy các giá trị văn hóa và phát triển giáo dục, y tế.

- Giai đoạn 1997-2005: Khi trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ đã kiên trì vượt qua những khó khăn của buổi đầu xây dựng, chỉ trong thời gian ngắn Tam Kỳ từ thành thị đến nông thôn đều chuyển mình khởi sắc. Thị xã Tam Kỳ đang khoác trên mình một “tấm áo”mới tươi đẹp và đầy triển vọng…Nền kinh tế của thị xã tiếp tục phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại-dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từng bước tăng lên, cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo sự thay đổi rõ nét về bộ mặt đô thị và nông thôn. Không chỉ lo đầu tư cho cái ăn, cái mặc, Tam Kỳ còn kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thị xã. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa có nhiều tiến bộ. Các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng đạt mức khá, tăng trưởng GDP liên tục tăng. Điều đáng chú ý là xây dựng khối đoàn kết thống nhất cao trong toàn thành phố và tạo động lực phát triển trong tình hình mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa quê hương Tam Kỳ ngang tầm và xứng đáng trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Trong 5 năm (2001-2005), kinh tế thị xã tiếp tục tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước được xây dựng. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và tăng cường, góp phần thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần Tam Kỳ đã tập trung lãnh đạo, khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nắm bắt những ưu thế mới, vận hội mới của một thành phố trẻ, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, xây dựng khối đoàn kết vững mạnh, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XVI, XVII, XVIII, thu được những kết quả khá toàn diện, tạo bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại-dịch vụ gắn với xây dựng nông thôn mới. Nền kinh tế luôn giữ vững sự ổn

định và có bước tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 11-15%. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có những bước chuyển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.

Tuy vậy, so với vị thế và yêu cầu phát triển vẫn chưa đáp ứng kịp và còn một số mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là sau khi thực hiện Nghị định 01/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh địa giới thành chính, thị xã Tam Kỳ đã được công nhận đạt các tiêu chí của đô thị loại III. Trước những hạn chế, yếu kém đó đòi hỏi đảng bộ và nhân dân thị xã cần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa nhằm phát triển nhanh về kinh tế, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong những năm tiếp theo để tiếp tục đưa Tam Kỳ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

- Giai đoạn 2006-2017: Là thời kỳ thành phố Tam Kỳ đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Đặc biệt, từ khi Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, Đảng bộ và nhân dân Tam Kỳ đã nỗ lực vượt khó trong buổi đầu xây dựng, tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn.

Từ năm 2006, Tam Kỳ được công nhận đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt là bước ngoặt sau Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010, và các Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010-2015; Lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, tạo đà thành phố Tam Kỳ tiếp tục vươn lên phát triển. Sự kết hợp đồng bộ, hài hòa giữa phát huy sức mạnh nội tại và thu hút ngoại lực đã giúp Tam Kỳ vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng được kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân của thị xã đồng thời củng cố niềm tin của Trung ương, của tỉnh đối với khát vọng vươn lên và triển vọng phát triển mạnh mẽ của Tam Kỳ. Kinh tế tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt hơn 15,12%; tỷ trọng ngành TM-DV chiếm 58,15%; công nghiệp chiếm 37,77%; nông nghiệp chiếm 4,07%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm trên 20%, đến năm 2011 đạt trên 630 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 26,4 triệu đồng/người, năm 2017 đạt 50 triệu đồng/người.

Tuy nhiên giai đoạn này, thành phố Tam Kỳ cũng gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, suy giảm kinh tế trong và ngoài nước tác động không nhỏ đến nhiều mặt kinh tế-xã hội của địa phương, tiềm lực kinh tế thành phố chưa đủ mạnh; các chỉ tiêu kinh tế tuy có tăng trưởng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí của thành phố tỉnh lỵ. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn thiếu. Hoạt động dịch vụ - thương mại tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng là trung tâm thương mại, dịch vụ của phía Nam-tỉnh Quảng Nam. Nguồn thu ngân sách còn hạn chế. Khả năng huy động vốn toàn xã hội chưa cao. Xây dựng tuyến phố văn minh chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tội phạm có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Tam Kỳ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên nhiều lĩnh vực. Trong 20 năm (1997-2017) là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc và quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Hà Đông xưa-Tam Kỳ hôm nay, song đây là chặng đường lịch sử mà Đảng bộ và nhân dân thành phố Tam Kỳ đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Những thành tựu đó là hết sức to lớn và toàn diện, xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của vùng đất anh hùng. Những thành tựu và những kinh nghiệm của thời kỳ này là cơ sở và tiền đề quan trọng, tạo nên thế và lực mới để Đảng bộ và nhân dân thành phố Tam Kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị vẻ vang của thành phố tỉnh lỵ-trung tâm chính trị- hành chính, văn hóa của tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo.

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TAM KỲ (1997-2017) 3 1 Đặc điểm quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ

3.1.1. Đô thị hóa thành phố Tam Kỳ diễn ra mạnh mẽ và chia thành giai đoạn

Đối với một quốc gia, một địa phương, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch-dịch vụ, các các lĩnh vực khác. Nó là yếu tố then chốt, quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia, địa phương.

Năm 1997, Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ, mở ra giai đoạn lịch sử mới. Đến năm 2005, Tam Kỳ được chia tách thành 2 đơn vị hành chính mới trực thuộc tỉnh là huyện Phú Ninh và thị xã Tam Kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với không ít khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)