Sơ lược lịch sử Tam Kỳ từ lúc hình thành đến năm 1997

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 31 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Sơ lược lịch sử Tam Kỳ từ lúc hình thành đến năm 1997

1.2.2.1. Lịch sử hình thành Tam Kỳ

Theo lịch sử Việt Nam, Hồ Hán Thương lên ngôi vào năm 1401, sau khi cho làm xong con đường thiên lý nối liền Tây Đô (kinh đô nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) với Hoá Châu và chuẩn bị đầy đủ về mặt hậu cần, vào tháng 7-1402 đã xuất quân tiến đánh Chămpa. Vua Chămpa là Ba Đích Lại không chống cự nổi và quân Đại Việt đã chiếm được vùng đất Chiêm Động (tương ứng với phần đất phía Nam tỉnh Quảng Nam ngày nay, kể từ bờ Nam sông Thu Bồn) và Cổ Luỹ (tương ứng với phần đất phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) [94, tr.36]. Sau chiến thắng năm 1402 của nhà Hồ, phần đất phía Nam tỉnh Quảng Nam ngày nay, trong đó có thị xã Tam Kỳ, đã thuộc lãnh thổ của Đại Việt. Tuy nhiên trong thực tế vào thời kỳ đó Nhà nước phong kiến Việt Nam chưa đủ khả năng quản lý vùng lãnh thổ mới này vì thiếu quan chức, nên đã sử dụng một số người Chămpa làm việc cho triều đình trong vấn đề này. Sau khi thu thêm được Chiêm Động, nhà Hồ đã thành lập hai châu là Châu Thăng (tương ứng với huyện Duy Xuyên, Thăng Bình ngày nay) và Châu Hoa (tương ứng với thị xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành, Tân Phước…ngày nay); còn vùng Cổ Luỹ thì thành lập Châu Tư và Châu Nghĩa. Dưới nhà Hồ từ 1402-1407, Châu Hoá chia

thành ba huyện: huyện Vạn Yên (tương ứng vùng thấp Tam Kỳ-Núi Thành ngày nay); huyện Cu Hy (tương ứng với vùng nguồn Chiên Đàn); huyện Lễ Đề (tương ứng vùng nguồn Hữu Bang. Như vậy, vào thời kỳ 1402-1407, vùng đất thị xã Tam Kỳ ngày nay thuộc huyện Vạn Yên của Châu Hoa [94, tr.38].

Sau khi nhà Minh xâm lược nước ta từ 1406, nhà Hồ chống cự không nổi và bị suy vong, nước ta bị giặc Minh đô hộ từ 1407 đến 1427. Trong thời gian này Chiêm Thành đã nổi lên chiếm lại toàn bộ vùng đất của Chămpa đã dâng nộp cho Đại Việt từ Quảng Bình cho đến Quảng Ngãi. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh từ 1418-1427 của Lê Thái Tổ (Lê Lợi) thành công với sự ra đời của nhà Hậu Lê và sự thu hồi các vùng đất ở phía Nam trước đấy thuộc Đại Việt, tuy nhiên các châu Thăng, châu Hoa, châu Tư, châu Nghĩa vẫn còn là vùng đất ky mi. Để củng cố vùng lãnh thổ phía Nam nước ta, năm 1470 vua Lê Thánh Tông bắt đầu tiến hành chinh phạt Chămpa và đến năm 1471 đã đánh chiếm đến núi Thạch Bi và từ đó vùng đất Bình Định ngày nay thuộc lãnh thổ Đại Việt. Vua Lê đã thành lập thêm Đạo thừa tuyên thứ 13 kéo dài từ bờ Nam sông Thu Bồn cho đến đèo Cù Mông [94, tr.39].

Dưới thời nhà Lê, hai châu Thăng và châu Hoa được hợp nhất lại với nhau để hình thành Phủ Thăng Hoa vào năm 1471. Theo Thiên Nam Dư Hạ tập, đến năm 1490, vua Lê Thánh Tông đã đổi tên Đạo thừa tuyên Quảng Nam thành xứ Quảng Nam và chia Phủ Thăng Hoa thành ba huyện: huyện Hà Đông (ứng với huyện Vạn Yên trước đây dưới thời nhà Hồ, trong đó thị xã Tam Kỳ ngày nay); huyện Lệ Giang (ứng với huyện Thăng Bình ngày nay); huyện Hy Giang (ứng với huyện Duy Xuyên ngày nay) [94, tr.39].

Đến thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1604, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên huyện Hy Giang thành huyện Duy Xuyên. Vào năm 1611, chúa tiên Nguyễn Hoàng sau khi đổi tên xứ Quảng Nam thành dinh Quảng Nam, đã chia phủ Điện Bàn thành ba huyện: huyện Diên Khánh (ứng với huyện Điện Bàn ngày nay); huyện Hoà Vang (ứng với huyện Hoà Vang và huyện Đại Lộc ngày nay); huyện Duy Xuyên (tên mới của huyện Hy Giang, chuyển từ Phủ Thăng Hoa sang). Phủ Thăng Hoa, lúc này chỉ còn hai huyện: Huyện Lễ Dương (tên mới của huyện Lệ giang); Đến năm 1835, vua Minh Mạng đã ra chiếu chỉ thành lập huyện Quế Sơn từ bốn tổng phía Nam tách ra từ huyện Duy Xuyên và huyện mới này thuộc Phủ Thăng Hoa và chuyển huyện Duy Xuyên thuộc Phủ Điện Bàn [94, tr.43].

Dưới thời vua Thiệu Trị năm 1841, nhà vua ra chỉ dụ đổi tên Phủ Thăng Hoa bằng Phủ Thăng Bình. Tiếp đó, dưới thời Pháp thuộc, vua Thành Thái năm 1907 đã ra chỉ dụ nâng huyện Hà Đông lên thành Phủ Hà Đông, rồi sau đó đổi tên gọi này thành Phủ Tam Kỳ, lúc đó bao gồm cả thị xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành, huyện Tiên Phước, huyện Trà My và huyện Phước Sơn ngày nay [94, tr.45].

Theo tài liệu của Pháp về tổ chức hành chính tỉnh Quảng Nam dưới thời vua Khải Định (năm 1919), Phủ Tam Kỳ gồm 7 tổng với 157 xã, trong đó có tổng Chiên

Đàn gồm 29 xã, xã Tam Kỳ nằm trong tổng Chiên Đàn [94, tr.57].

Tam Kỳ là vùng đất có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Sau khi Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thành lập ngày 28-3-1930, đến tháng 5-1930 tại Chùa Ông (nay thuộc phường Phước Hòa, thành phố Tam Kỳ), chi bộ Đảng đầu tiên ra đời đánh dấu bước ngoặt phát triển mới cách mạng của của vùng đất Tam Kỳ. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, các phủ hay huyện đều gọi chung là huyện, từ đó cũng ra đời thị trấn Tam Kỳ từ xã Tam Kỳ, huyện lỵ của huyện Tam Kỳ. Trong thời kỳ tháng chiến chống Pháp, sau khi thị xã Hội An và thành phố Đà Nẵng bị địch tạm chiếm đóng, thị trấn Tam Kỳ thuộc vùng tự do dần dần trở thành một trung tâm chính trị, quân sự, văn hoá - xã hội và kinh tế hàng đầu của tỉnh Quảng Nam kháng chiến. Bởi vậy, Thủ tướng nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ngày 30-1-1951 đã ra quyết định số 73-TTg thành lập thị xã Tam Kỳ, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Vào thời kỳ này, thị xã gồm năm xã: Hoà Hương, Phước Hoà, An Xuân, An Sơn, An Mỹ. Do tầm quan trọng của địa danh này đối với cuộc kháng chiến chống Pháp, Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ ngày 1-11-1951 đã ra Nghị định đổi tên thị xã Tam Kỳ thành xã đặc biệt Tam Kỳ, địa phận xã này là địa phận của thị xã Tam Kỳ trước đó, và trực thuộc tỉnh [2, tr.48].

Sau Hiệp định Genève năm 1954, miền Nam nước ta từ vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc chính quyền Sài Gòn, huyện Tam Kỳ gồm 20 xã và 1 thị trấn là thị trấn Tam Kỳ. Đến ngày 24-6-1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ra quyết định số 335-NC/P6 chia tỉnh Quảng Nam thành 12 quận (đơn vị hành chính tương đương cấp huyện), trong đó có quận Tam Kỳ. Quận Tam Kỳ có 24 xã, trong đó có xã Tam Kỳ là quận lỵ. Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ngày càng quyết liệt, Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà ngày 31-7-1962 đã ra sắc lệnh số 162-NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc sông Thu Bồn và tỉnh Quảng Tín ở phía Nam sông Thu Bồn. Tỉnh Quảng Tín gồm 6 quận và quận Tam Kỳ gồm 16 xã trong đó có xã Tam Kỳ là quận lỵ, về sau trở thành tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín [2, tr.56].

Để lãnh đạo cuộc kháng chiến được phù hợp với tình hình mới, Uỷ ban kháng chiến tỉnh Quảng Nam đến tháng 11-1962 tạm thời chia tỉnh làm hai đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Đà ở phía Bắc và tỉnh Quảng Nam ở phía Nam. Sau ngày miền Nam được giải phóng vào tháng 4-1975, Ủy ban nhân dân Cách mạng Khu Trung Trung bộ đã ra quyết định số 119-QĐ ngày 4-10-1975 sáp nhập tỉnh Quảng Đà và tỉnh Quảng Nam thành một đơn vị hành chính duy nhất: tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong thời gian đầu sau giải phóng, huyện Tam Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tam Kỳ.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa-xã hội của một địa bàn rộng lớn như huyện Tam Kỳ, thể

theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Tam Kỳ, ngày 03-12-1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 144/HĐBT chia tách huyện Tam Kỳ thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành, lấy sông Tam Kỳ làm ranh giới. Địa giới hành chính của thị xã Tam Kỳ: phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tiên Phước, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Thăng Bình. Diện tích 343,4 km2, dân số 196.000 người, gồm 7 phường: Hòa Hương, An Sơn, Phước Hòa, An Xuân, An Mỹ, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10 xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, Tam An, Tam Dân, Tam Thành, Tam Phước, Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh [2, tr.44].

Tóm lại, vùng đất Tam Kỳ ngày nay mà xưa kia là vùng đất Chiêm Động của Chămpa đã trở thành lãnh thổ của Việt Nam vào năm 1402, cách đây 592 năm. Địa danh Tam Kỳ đã xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1906, cách đây khoảng 114 năm. Vùng đất thị xã Tam Kỳ đã gắn liền với những dấu ấn lịch sử của văn hoá Chămpa với tháp Chàm Chiên Bàn, cuộc đấu tranh kêu xâu chống thuế của phong trào Duy Tân tháng 3-1908 dưới thời Pháp thuộc, quê hương của thủ lĩnh phong trào Nghĩa hội Tiến sĩ Trần Văn Dư, đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp 1946-1954, phong trào đồng khởi 1964 dưới thời chống Mỹ với địa đạo Kỳ Anh và đình làng Thạch Tân nổi tiếng, công trình thuỷ lợi Phú Ninh có tầm cỡ cả nước trong giai đoạn khôi phục và phát triển nông nghiệp sau chiến tranh v.v…

Và sau đó ra đời đơn vị hành chính thị xã Tam Kỳ lần thứ nhất vào đầu năm 1951 trong thời kỳ chống Pháp, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam kháng chiến, thị xã Tam Kỳ lần thứ hai, tương đương cấp huyện, thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào cuối năm 1983 trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là “thị xã Tam Kỳ”. Lần thứ ba, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam vào đầu năm 1997; Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, thị xã Tam Kỳ được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đầu năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2005/NĐ-CP về chia tách thị xã Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam là thị xã Tam Kỳ và huyện Phú Ninh và sau đó được công nhận là đô thị loại III. Ngày 29-9-2006, được chính phủ ban hành Nghị định số 113/NĐ-CP về thành lập thành phố Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, bao gồm 9 phường, 4 xã với diện tích gần 100km2, dân số khoảng 12 vạn người [94, tr.55].

Sự ra đời của thành phố Tam Kỳ là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với các thế hệ người Tam Kỳ cũng như đối với người Quảng Nam; đánh dấu bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa và mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố Tam Kỳ trong tương lai. Năm 2016, thành phố Tam Kỳ được Chính phủ quyết định công nhận là thành phố loại II trực thuộc tỉnh. Từ cơ sở đó, những năm gần đây thành phố Tam Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần cùng tỉnh Quảng Nam hướng tới

mục tiêu tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

1.2.2.2. Cư dân Tam Kỳ và đời sống văn hóa

Theo Niên giám thống kê của thành phố Tam Kỳ năm 2017, dân số của thành phố là 113.677 người, bố trí tại 9 phường gồm: Tân Thạnh, Phước Hòa, Hòa Hương, An Xuân, An Mỹ, An Sơn, An Phú, Hòa Thuận, Trường Xuân và 4 xã gồm: Tam Ngọc, Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh. Dân số thành thị chiếm 77%, dân số nông thôn là 23 % tổng dân số thành phố. Mật độ dân số 1.210 người/km2. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều. Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đường phố chính, đặc biệt là đường Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Hùng Vương, và một số khu dân cư được xây dựng từ khi tái lập tỉnh (từ năm 1997) đến nay còn các khu vực khác dân cư chưa thực sự đông đúc. Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số thành phố, năm 2005 chiếm 71,95% và đến năm 2010 chiếm gần 75,6% dân số. Mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 1.167 người/km2, trong đó phường An Xuân có mật độ dân cư cao nhất là 10.394 người/km2

, phường Phước Hoà 8.008 người/km2 và phường An Mỹ 7.497 người/km2; mật độ dân số thấp nhất được phân bố ở xã Tam Thăng là 332 người/km2 và xã Tam Phú 484 người/km2 [25, tr.4].

“Cư dân Tam Kỳ cũng như nhiều địa phương khác ở Nam Trung bộ, đại bộ phận là nông dân nghèo ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung bộ di cư vào; một số người do đấu tranh chống triều đình phong kiến bị bắt đày vào đây; một số khác là tù binh trong cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn. Đời nọ kế tiếp đời kia, đã hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp của người dân Tam Kỳ” [94, tr.10].

Các thế hệ cư dân ở Tam Kỳ đã sáng tạo, vun đắp, lưu truyền một nền văn hóa phong phú và đa dạng, vừa thể hiện đặc điểm văn hóa của cả nước, của cả vùng, vừa thể hiện đặc trưng của địa phương. Đặc sắc là văn hóa Chămpa và sự kết hợp văn hóa Việt-Chăm. Vượt qua sự tàn phá của chiến tranh, của thiên nhiên, của thời gian, trên đất Tam Kỳ vẫn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa nổi tiếng. Đó là những đình làng được xây dựng từ xa xưa để thờ cúng tổ tiên hoặc tế lễ, hội hè như: đình Phương Hòa (phường Hòa Thuận), đình Mỹ Thạch (phường Tân Thạnh), đình Hương Trà (phường Hòa Hương)...có giá trị cao về kiến trúc, lịch sử [84, tr.15].

Người dân Tam Kỳ có truyền thống hiếu học, ngay từ đầu thế kỷ XIX (năm 1824), ở Tam Kỳ đã có trường huấn học. Dưới thời thực dân Pháp cai trị, cùng với các trường làng, Tam Kỳ còn có trường Pháp-Việt vừa dạy tiếng Việt, vừa dạy tiếng Pháp. Học sinh trường này về sau có nhiều người tham gia các phong trào yêu nước chống Pháp và trở thành những chiến sỹ cộng sản kiên cường của Đảng bộ Tam Kỳ. Ngày nay, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã có trên 50 trường học, bao gồm đầy đủ các cấp học, bậc học, có cả trường Đại học, các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các Trung tâm học tập cộng đồng.

vừa phản ánh sắc thái riêng của một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Tam Kỳ là địa phương có phong trào sáng tác văn thơ khá phong phú. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà Nho yêu nước ở Tam Kỳ đã thông qua những áng văn thơ tố cáo, vạch mặt chính sách đô hộ dã man của thực dân phong kiến, ca ngợi những tấm gương bất khuất trong các phong trào yêu nước. Hiện nay, ở thành phố đã thành lập Hội văn học nghệ thuật thành phố với vài chục hội viên hoạt động khá phong phú, sôi nổi. Ở Tam Kỳ còn phát triển các hình thức hát bộ, hát đưa đò, hát ru em...và nhiều lễ, hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc của một vùng quê Trung Bộ.

Các di tích lịch sử văn hoá là nguồn tài nguyên không chỉ cần được khai thác để thu hút du lịch, mà còn cần được bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy và gìn giữ giá trị. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn nhằm xác định bản sắc của đô thị, một điều quan trọng để nhận diện đô thị và tạo giá trị độc đáo cho đô thị đó.

Trong giai đoạn hiện nay, các công trình văn hóa, thể thao phong phú, diện tích hiện trạng 12,27 ha, chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên, bao gồm sân vận động của tỉnh, sân vận động các xã, phường, sân thể thao các khối phố...tập trung chủ yếu ở An Sơn, Hòa Hương, Tam Thăng, Tam Phú và Hòa Thuận. Các cơ sở thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017) 1 (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)