8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hộ
trong dạy học tăng cường tiếng Việt
a. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua sự phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ giúp các em học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học
tăng cường tiếng Việt nói riêng cho HS tiểu học người DTTS.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.
Tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, phải chỉ rõ trách nhiệm của cộng đồng, của gia đình chăm lo cho giáo dục không có nghĩa là chỉ chăm lo xây dựng CSVC và vận động cho trẻ đến trường học, mà còn phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho trẻ học tập ở nhà; Các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng cho trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, qua đó trẻ được vận hành thường xuyên tiếng Việt, giúp trẻ phát triển vốn từ tiếng Việt và phát triển các kỹ năng nghe, nói.
Chỉ đạo các trường làm tốt việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường Tiểu học DTTS.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường căn cứ vào thực tế tình hình kinh tế - xã hội, những đặc thù văn hoá, đặc điểm dân cư,... tại khu vực trường đóng để chủ động tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các lực lượng xã hội, cha mẹ HS... xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng cường hiệu quả dạy học tăng cường tiếng Việt nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
Trong cơ chế này, Nhà trường giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân của sự phối hợp, chủ động xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ; thảo luận với gia đình HS và các lực lượng xã hội để thống nhất về nội dung và hình thức thực hiện.
Một số biện pháp chủ yếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình:
Thăm gia đình học sinh: Đây là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi
và có hiệu quả tới từng HS, để GV hiểu được hoàn cảnh gia đình HS, cùng gia đình có những phương pháp và hình thức tác động phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.
Mời cha mẹ học sinh đến trường: Hình thức này thường được sử dụng để phụ
huynh HS vừa được biết về môi trường học tập của con em mình, vừa được GV thông báo về kết quả học tập cũng như việc thực hiện nền nếp, quy định của nhà trường của các em, giúp hai bên có thêm nhiều thông tin, tìm được tiếng nói chung trong phương pháp giáo dục và dạy học cho HS.
Sử dụng sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình: Giúp GVCN nắm được tình
Tổ chức họp phụ huynh: Ngoài các cuộc họp đầu năm và cuối năm, GV cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh và hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy con đọc sách và cùng con đọc sách tại nhà để giúp các em học tập tốt hơn.
Một số biệnpháp cơ bản phối hợp giữa nhà trường và xã hội:
Tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã có các chủ trương, nghị quyết
chuyên đề về công tác giáo dục tại địa phương. Trong đó cụ thể hoá nhiệm vụ, vai trò của từng tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong việc phối hợp cùng ngành Giáo dục thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn; Tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác giáo dục như: Hội nghị về công tác PCGD, hội nghị về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia,... Thông qua những hoạt động này nâng cao nhận thức về ý nghĩa và trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong việc phối hợp với các nhà trường để thực hiện công tác giáo dục tại địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể (Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội khuyến học...) để kết hợp giáo dục HS; tổ chức các hoạt động
ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt; tăng cường bổ sung các nguồn quỹ ủng hộ giáo dục,... góp phần nâng cao hiệu quả công tác XHH giáo dục, thúc đẩy chất lượng giáo dục đi lên.
Tăng cường xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh DTTS
Môi trường tiếng Việt được hiểu là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học tập, rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các nội dung sau:
Xây dựng môi trường tiếng Việt trong nhà trường: Nhà trường nên tạo môi
trường giàu tiếng Việt trong môi trường giáo dục tại nhà trường như: Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện di động, các góc đọc tại cầu thang, tại lớp học, thường xuyên tổ chức các hội thi “Kể chuyện theo sách”, ngày hội đọc sách, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”,…
Tạo cảnh quan tiếng Việt trong và ngoài lớp học: Quang cảnh trường lớp sạch
đẹp, được trang trí bằng những khẩu hiệu tiếng Việt ấn tượng, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm lý HS DTTS sẽ thu hút sự chú ý của các em, làm cho các em thêm yêu thích trường lớp, thêm cơ hội rèn luyện tiếng Việt. Đặc biệt là trong quá trình dạy học GV cần cho HS tham gia vào các hoạt động như: Sáng tác truyện tranh, trao đổi, nhận xét về các sản phẩm học tập giúp tạo được môi trường học tập thân thiện, vừa hướng đến mục đích rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.
dụng kiến thức tiếng Việt của các em vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày; đồng thời, tạo điều kiện cho HS “giao tiếp” với công cụ dạy học và tài liệu bổ trợ như sách đọc thêm, truyện, tranh ảnh; tổ chức các trò chơi học tập để tăng cường tiếng Việt,...
Xây dựng môi trường tiếng Việt ở gia đình:
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Tây Giang cũng từng bước được cải thiện. Các phương tiện nghe nhìn như tivi, rađiô đã có trong nhiều gia đình. Hơn nữa, lớp phụ huynh trẻ biết tiếng Việt ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa có ý thức cũng như chưa biết giúp con học tập ở nhà. Do đó cần chỉ đạo các trường và GV: Hướng dẫn phụ huynh giao tiếp, kiểm tra việc học tập của con em bằng tiếng Việt (theo khả năng tiếng Việt của họ); yêu cầu bố mẹ phải bố trí góc học tập và nhắc nhở con nghe đài, xem tivi, đọc bài và trao đổi nội dung nghe, đọc được cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè, thầy cô giáo,...
Xây dựng môi trường tiếng Việt trong cộng đồng:
Hiện nay, tình hình Kinh tế - Xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng đồng bào DTTS đang từng bước được cải thiện; Nhu cầu giao lưu văn hoá, trao đổi thương mại giữa các vùng, miền ngày càng phát triển. Do đó, số người biết tiếng Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng tăng. Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo, hướng dẫn các trường:
Tổ chức nâng cao năng lực tiếng Việt cho quần chúng ở địa phương. Các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; các buổi phổ biến học tập các chính sách, luật pháp; các buổi sinh hoạt văn hoá cộng đồng cần phải sử dụng tiếng Việt để năng lực tiếng Việt của cha mẹ HS và nhân dân được nâng lên.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Huy động cộng đồng tham gia vào việc tạo môi trường tiếng Việt cho HS bằng cách: Giao tiếp với HS bằng tiếng Việt trong sinh hoạt cộng đồng; xây dựng chương trình phát thanh cho thiếu nhi DTTS bằng tiếng Việt.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt các hoạt động nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh.