8. Cấu trúc của luận văn
1.5.7. Quản lý cơ chế phối hợp giữa Nhà trườn g Gia đình Xã hội
Công tác phối hợp các lực lượng trong việc QL học tập của HS (các lực lượng ở đây bao gồm: Nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, gia đình HS và cộng đồng dân cư trên địa bàn) sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng này sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập cho HS. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung và trong việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS
người DTTS nói riêng. Chỉ có sự phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội mới huy động được các điều kiện (nhân lực, vật lực) và hình thành được một môi trường thuận lợi nhất cho HS người DTTS học tăng cường tiếng Việt.
Tiểu kết Chƣơng 1
Đối với giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở vùng DTTS, GDTH đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho giáo dục ở các cấp tiếp theo. Trong đó, Quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt trong các trường Tiểu học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của HS người DTTS.
Khó khăn lớn nhất của giáo dục miền núi là làm sao để HS hiểu bài, có hứng thú trong học tập, đi học đầy đủ, nhờ vậy kết quả học tập sẽ được cải thiện. Do đó, trong QL, Hiệu trưởng cần lưu ý đặc điểm, tâm lý HS người DTTS; Đặc biệt quan tâm QL tốt Kế hoạch, Nội dung, Phương pháp, Chương trình để tăng cường tiếng Việt cho HS người DTTS. Đồng thời quan tâm các yếu tố bên ngoài để nâng cao chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt như: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”,… cho học sinh dân tộc thiểu số.
Vì chất lượng dạy học tiếng Việt cho HS người DTTS có ảnh hưởng lớn đến chất lượng toàn diện. Do đó, quản lý dạy học tăng cường tiếng Việt giữ vai trò quyết định đến chất lượng quản lý giáo dục ở các trường Tiểu học vùng DTTS trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề lý luận này sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp hiệu quả nhất để quản lý dạy học tăng cường tiếng Việt tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM