8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho CBQL về quản lý
hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS
a. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho CBQL thấy được vai trò, tầm quan trọng, tính cấp thiết và cấp bách của việc quản lý hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS giai đoạn hiện nay.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Nội dung biện pháp
Quán triệt cho CBQL tiểu học quan điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo (Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8, khóa XI, ngày 04 tháng 11 năm 2013).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường tiểu học
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học vùng DTTS cần dựa vào: Thực trạng trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường; nhu cầu bổ sung, thay thế; khả năng ngân sách; quy hoạch Hiệu trưởng đến năm 2025.
Quy mô GDTH hiện nay đã ổn định, dự báo đến năm 2025 không có sự biến động. Do đó nhu cầu bồi dưỡng CBQL cho các trường tiểu học có HS người DTTS là rất cần thiết.
- Sử dụng các hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng
Hiện nay Phòng GD&ĐT đang triển khai một số hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBQL như: Bồi dưỡng theo chuyên đề về chuyên môn, đào tạo theo chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT ban hành; các lớp quản lý giáo dục cho CBQL,...
Bên cạnh các chương trình đào tạo chung nói trên, Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng quản lý, tập huấn các Mô đun về Chương trình GDPT mới cho
đội ngũ CBQL nhằm giúp CBQL các trường TH vùng DTTS có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm công tác ở địa bàn đặc thù như vùng DTTS tại địa phương, tiếp cận và chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới 2018.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để nâng cao nhận thức cho CBQL về hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS, trước hết bản thân CBQL cần phải: Nắm vững những Chủ trương, đường lối, Chính sách của Đảng, Nhà nước về mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS; hiểu rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu của HĐDH tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, NL và nghiệp vụ QL; luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn về đổi mới giáo dục hiện nay.
Phòng GD&ĐT lên kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% CBQL, GV công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh vùng DTTS. Quan tâm công tác quản lý dạy học tại điểm trường, nghiệp vụ, kỹ năng dạy học lớp ghép.
Bồi dưỡng tiếng Cơtu cho đội ngũ CBQL; khuyến khích CBQL tự học và tự tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân nơi mình công tác để dễ dàng tiếp cận với công tác quản lý.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài, cần tham mưu cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo các lớp cho từng đối tượng khác nhau: Đối với những Hiệu trưởng đương chức, tuổi đời trên 40 mà chưa được đào tạo chính quy thì nên tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn (6-12 tháng); nội dung bồi dưỡng nên đi sâu vào cơ sở lý luận; Đối với những Hiệu trưởng dưới 40 tuổi mà chưa được đào tạo chính quy thì đào tạo chương trình quản lý 24 tháng hoặc đào tạo thạc sĩ QLGD.
Hiệu trưởng tham gia các lớp tập huấn về tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức để nắm được chủ trương, mục tiêu, yêu cầu thực hiện. Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với CBQL của các trường tiểu học trên địa bàn huyện để làm sáng tỏ các vấn đề còn vướng mắc khi thực hiện.
3.2.2. Biện pháp 2. Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV dạy học tăng cường dạy tiếng Việt cho HS DTTS