8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng việc học tiếng Việt của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu
thiểu số trên địa bàn huyện Tây Giang
Bảng 2.11. Kết quả điều tra thái độ học tập của HS đối với các môn học
Các nội dung hoạt động
Mức độ thực hiện % Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ Hoạt động học trên lớp
Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ 90.2 9.8 - Tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp theo yêu cầu
của giáo viên: trả lời câu hỏi, thảo luận, hoạt động nhóm 37.7 54.8 7.4 Thắc mắc về những nội dung kiến thức mới 24.3 36.5 39,2 Tác động của tiếng Việt đối với các môn học khác 100 - - Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với việc học tập tiếng Việt 37,2 55,7 7,1 Hoạt động tự học
Học thuộc bài trước khi đến lớp, làm tất cả các bài tập giáo
viên yêu cầu 61.9 38.1
Xem trước nội dung sẽ học ở bài tiếp theo 23.2 47.4 31.4 Thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt với bố mẹ, bạn bè. 35.9 64.1
Số liệu điều tra bảng 2.11 cho thấy, kết quả khảo sát ý kiến HS cho ta thấy điều kiện kinh tế gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ; khả năng tiếng Việt của HS chưa được thường xuyên và gặp nhiều khó khăn, nên việc tự giác trong học tập còn nhiều hạn chế; việc chủ động nắm kiến thức trên lớp của HS còn thụ động và có 54.8 ý kiến của HS chưa bao giờ chủ động hỏi bài giáo viên. Thời gian tự học ở nhà cũng chưa được chú ý chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên đạt 61.9 , vì ngoài thời gian học trên trường về nhà các em dành thời gian để giúp đỡ gia đình, phụ huynh phần lớn cũng chưa quan tâm đến việc học ở nhà của con mình; việc giao tiếp bằng tiếng Việt với gia đình và bạn bè chưa được thường xuyên và chỉ đạt 35.9 ; HS chưa chủ động
tích cực trong các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục và hoạt dộng NGLL.
Nguyên nhân của thực trạng này do điều kiện kinh tế của gia đình các em còn thiếu thốn rất nhiều, một số phụ huynh còn bỏ mặc việc học hành của con em cho nhà trường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Do vậy trong QLGD cần chú ý đến công tác phối hợp và tạo môi trường giáo dục tốt hơn, thân thiện hơn cho HS. Làm thế nào để HS tiểu học DTTS yêu thích và học tốt tiếng Việt là một bài toán khó đặt ra cho những người làm công tác giáo dục ở vùng này.
Để làm rõ hơn về đánh giá của GV, đề tài đồng thời khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS tại 10 Trường Tiểu học trong 3 năm học từ 2016-2017 đến năm 2018-2019. Kết quả được thể hiện rõ ở bảng 2.12:
Bảng 2.12. Tổng hợp về kết quả học tập môn Tiếng Việt ở 10 trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Năm học Tổng số HS HS DTTS
Xếp loại kết quả học tập môn Tiếng Việt Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành SL % SL % SL % 2016-2017 1866 1866 712 38,2 1101 59,0 53 2,8 2017-2018 1895 1895 801 42,27 1040 54,9 54 2,8 2018-2019 1947 1947 821 42,2 1080 55,5 46 2,3
(Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)
Qua bảng 2.12 chúng ta thấy chất lượng học tập môn Tiếng Việt của HS DTTS qua các năm đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành tốt và hoàn thành chương trình môn học chưa cao, tỉ lệ học sinh chưa choàn thành tương đối cao, sự tiến bộ còn chậm. Chất lượng này còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của các môn học khác, làm cho chất lượng giáo dục của các trường TH DTTS chưa cao. Kết quả này cũng đúng với kết quả đánh giá của GV về hoạt động học tập môn Tiếng Việt của HS DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang
2.4.1. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học
a. Quản lý kế hoạch dạy học trong dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp khảo sát quản lý kế hoạch dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người DTTS của GV
Quản lý việc xây dựng kế hoạch của GV ĐTB (X)
Xếp hạng
Tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng
Việt cho HS DTTS cho GV 3.6 1
Tổ chức cho GV học tập, quán triệt phương hướng, nhiệm vụ năm
học của Bộ, sở GD&ĐT, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT 3.4 2 Xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch cá nhân của GV. 3.1 5 Góp ý và phê duyệt kế hoạch công tác của khối trưởng; phối hợp với
khối trưởng để QL việc thực hiện kế hoạch cá nhân của GV. 2.9 7 Kết quả việc thực hiện kế hoạch cá nhân của từng GV được sử dụng
làm cơ sở để đánh giá xếp loại viên chức và xét thi đua cuối năm 3.0 6 QL công tác soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên 3.1 5 QL giờ học, tiết học tăng cường tiếng Việt, QL việc thực hiện
chương trình, kế hoạch DH đã được duyệt thông qua thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ đầu bài.
3.2 4
QL kế hoạch kiểm tra chuyên môn trong năm học, từng tháng. 3.3 3
Qua kết quả điều tra bảng 2.13 cho ta thấy CBQL và giáo viên đánh giá tốt có 6/8 nội dung, trong đó: Tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS cho GV có X =3.6, xếp thứ hạng (1); Xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch cá nhân của GV và quản lý công tác soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên có X =3.1, xếp thứ hạng (5) thấp nhất trong nhóm tốt. Theo kết quả khảo sát chúng ta thấy nhà trường tổ chức cho GV học tập, quán triệt phương hướng, nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở GD&ĐT, hướng dẫn của Phòng GD&ĐT; kịp thời giúp đỡ và động viên giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và theo dõi nề nếp giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch, phương pháp dạy học để giáo viên nắm vững mục tiêu chương trình dạy học, thống nhất nội dung bài học từ đó khắc phục những hạn chế.
Bên cạnh đó, còn 2/8 nội dung CBQLvà GV đánh thực hiện mức độ khá: Kết quả việc thực hiện kế hoạch cá nhân của từng GV được sử dụng làm cơ sở để đánh giá
xếp loại viên chức và xét thi đua cuối năm có X =3.0, xếp hạng (6); Góp ý và phê duyệt kế hoạch công tác của tổ trưởng; phối hợp với tổ trưởng để QL việc thực hiện kế hoạch cá nhân của GV xếp hạng cuối cùng (7). Phần lớn giáo viên thực hiện theo lịch giảng dạy của nhà trường, như chưa tích cực trong việc chủ động bố trí quỹ thời gian riêng của mình để dạy thêm tiếng Việt cho HS DTTS. Công tác dự giờ thường xuyên, đột xuất và phân tích, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dự của QLGD đánh giá thực hiện chưa tốt. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế việc đổi mới PPDH tăng cường tiếng Việt đảm bảo theo chương trình và phù hợp với đối trượng HS DTTS tại trường, lớp được giao phụ trách, tăng cường tiếng Việt theo quy định.
b. Quản lý nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS
Bảng 2.14. Tổng hợp khảo sát quản lí nội dung dạy học trong dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS của GV
Quản lí nội dung dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học ngƣời DTTS
ĐTB X
Xêp hạng
QL nội dung, chương trình quy định chung của môn Tiếng Việt 3.5 1 QL việc vận dụng chương trình của Bộ vào thực tiễn địa phương 3.3 2 QL mục tiêu, nội dung và hình thức lồng ghép nội dung tăng cường
tiếng Việt trong các môn học khác 2.8 3 QL nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác có tăng
cường cho HS luyện đọc, sửa lỗi phát âm và lỗi chính tả cho HS trong môn học
2.7 4
Qua kết quả khảo sát bảng 2.14 tổng hợp điều tra cho thấy 2/4 nội dung được CBQL, GV đánh giá thực hiện tốt: QL nội dung, chương trình quy định chung của môn Tiếng Việt, mức độ thực hiện tốt, X =3.5, xếp hạng (1). Hiệu trưởng quản lý nội dung, chương trình quy định chung của môn Tiếng Việt và yêu cầu tăng cường tiếng Việt, thực hiện tốt Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS và Đề án nâng cao chất lượng cho HS DTTS giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Tây Giang.
Tuy nhiên, 2/4 nội dung đánh giá thực hiện khá: Quản lý mục tiêu, nội dung và hình thức lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác, có X
=2.8, xếp hạng (3) và QL nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác có tăng cường cho HS luyện đọc, sửa lỗi phát âm và lỗi chính tả cho HS trong môn học có X =2.7, xếp hạng (4) thấp nhất. Từ kết quả trên chúng ta thấy: Hiệu trưởng chưa sát sao trong việc quản lý nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác có tăng
cường cho HS luyện đọc, sửa lỗi phát âm và lỗi chính tả cho HS trong môn học khác để hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với HS.
Qua phỏng vấn trực tiếp với đại diện cán bộ QLGD huyện Tây Giang cũng cho thấy những nội dung trọng tâm trong quản lý hoạt động dạy học tăng cường
tiếng Việt cho học sinh DTTS: “Để quản lý tốt việc dạy học tăng cường tiếng Việt
cho sinh DTTS trên địa bàn huyện Tây Giang, cán bộ quản lý cần chỉ đạo giáo viên quan tâm đến điều kiện cụ thể của các em; điều kiện kinh tế gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ; khả năng tiếng Việt của HS. GV cần nắm chắc tình hình HS để có biện pháp giúp đỡ sát đối tượng, nâng cao hiệu quả giáo dục. Các trường thiếu trang TBDH tăng cường tiếng Việt, những khái niệm trừu tượng mà không có thiết bị minh họa HS DTTS khó hiểu, tiếp thu chậm. Giáo viên biết tiếng DTTS có lợi thế trong việc tiếp cận HS và cha mẹ HS. Từ đó họ có thể làm tốt công tác giáo dục. Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm về quản lý dạy học giữa các trường với nhau. Qua trao đổi giúp cho hiệu trưởng bổ sung những bài học kinh nghiệm trong quản lý ”.
c. Quản lí phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS
Bảng 2.15. Tổng hợp khảo sát quản lí phương pháp dạy học trong dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS của GV
Quản lý phƣơng pháp dạy học ĐTB
(X)
Xếp hạng
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS (sinh hoạt theo từng tổ chuyên môn, từng trường, cụm).
3.3 1
Có biện pháp để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Có các tiêu chí thi đua phù hợp để khích lệ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4 3
Tổ chức cho GV đi tham quan học tập, giao lưu trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm với các trường bạn. 3.1 2 QL GV sử dụng các PPDH và các hình thức tổ chức DH phù hợp với
đặc trưng của từng môn học (phương pháp trực tiếp bằng tiếng Việt, phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ, phương pháp trực quan, phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp).
2.0 4
QL hoạt động học tăng cường tiếng Việt của HS tiểu học người
Qua kết quả khảo sát bảng 2.15 có 2/5 nội dung thực hiện tốt, để đổi mới phương pháp dạy học thì quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS (sinh hoạt theo từng tổ chuyên môn, từng trường, cụm) là cần thiết và mức độ thực hiện X =3.3, xếp hạng (1). Qua trao đổi với CBQL, GV về việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiện nay một số thầy cô (giáo) vẫn sử dụng các PPDH truyền thống (là phương pháp thuyết trình và vấn đáp). Nên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề giáo viên nhà trường nên đưa các phương pháp dạy học tích cực, chuyên đề hay để GV có cơ hội giao lưu, học hỏi nhiều phương pháp dạy học hay, qua đó GV sẽ thấy được vai trò của mình là không chỉ lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà nên quan tâm đến việc hướng dẫn phương pháp học tập tích cực cho HS.
Nội dung được đánh giá mức độ thực hiện khá gồm có 1/5, đó là có biện pháp để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Có các tiêu chí thi đưa phù hợp để khích lệ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục có, X =2. 4 xếp hạng (3).
Có 2/5 nội dung đánh giá ở mức độ trung bình, Quản lý GV sử dụng các PPDH và các hình thức tổ chức DH phù hợp với đặc trưng của từng môn học (phương pháp trực tiếp bằng tiếng Việt, phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ, phương pháp trực quan, phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp); Quản lý hoạt động học tăng cường tiếng Việt của HS tiểu học người DTTS, có X =2.0 xếp hạng (4) và có X =1.9 xếp thấp nhất. Qua quan sát chúng ta thấy quản lý giáo viên về PPDH tích cực chưa được hiệu quả; chưa chủ động trong việc bồi dưỡng PPDH tích cực cho giáo viên cũng như nâng cao sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; việc tổ chức hội giảng, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH chưa thường xuyên; rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy ở một vài đơn vị chưa được CBQL quan tâm và chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc lồng ghép tiếng Việt trong các môn học khác để dạy cho HS.
d. Quản lí phương tiện và thiết bị dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người DTTS
Bảng 2.16. Tổng hợp khảo sát quản lý phương tiện dạy học trong dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS
QL các phƣơng tiện dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho HS Tiểu học ngƣời DTTS
ĐTB (X)
Xêp hạng
QL GV sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH tăng cường
tiếng Việt. 2.8 2
QL TBDH các môn học hỗ trợ dạy học tăng cường tiếng Việt và các phần mềm hỗ trợ DH, đảm bảo cơ sở vật chất, TBDH, bổ sung TBDH cho từng năm học.
1.8 4
QL GV phụ trách TBDH, đảm bảo đầy đủ TBDH tối thiểu, QLGV
tự làm và sử dụng TBDH. 2.2 3
Tổ chức các hội thi, làm đồ dùng DH, thiết kế bài giảng E.learning. 2.9 1
Qua bảng số liệu ở bảng 2.16, chúng ta thấy rằng có 3/4 nội dung đánh giá công tác quản lý đạt mức độ khá như: Tổ chức các hội thi, làm đồ dùng DH, thiết kế bài giảng Elearning, có X =2.9, xếp hạng (1). QL GV sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH tăng cường tiếng Việt, có X =2.80, xếp hạng (2). Với kết quả đó cho thấy quản lý phương tiện DH dạy tăng cường tiếng Việt của Hiệu trưởng chưa tốt, ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của HS.
Tuy nhiên, kết quả điều tra CBQL, GV đánh giá có 1/4 nội dung thực hiện trung bình: QL TBDH các môn học hỗ trợ dạy học tăng cường tiếng Việt và các phần mềm hỗ trợ DH, đảm bảo cơ sở vật chất, TBDH, bổ sung TBDH cho từng năm học chỉ đạt mức độ X = 1.8, xếp hạng (4). Nguyên nhân, Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên sử dụng TBDH không đạt hiệu quả; việc thực hiện ứng dụng CNTT ở các điểm lẻ cách xa trường chính khó thực hiện. Hầu hết GV tiểu học được đào tạo theo PPDH truyền