8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Việt của HS tiểu
học người DTTS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
a. Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh các biện pháp QL việc học tập tiếng Việt của HS DTTS để nâng cao khả năng tiếng Việt cho các em, tạo nền tảng để các em học tốt các môn học khác của chương trình GDTH.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Phòng GD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực về việc QL học tập tiếng Việt của HS DTTS tới các nhà trường; Ưu tiên tăng cường đội ngũ Tổng phụ trách Đội
giỏi cho các trường Tiểu học vùng DTTS; ưu tiên đầu tư sách, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo học tập tiếng Việt cho các nhà trường để tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
* Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho học sinh.
Giáo dục và rèn luyện tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho HS là công việc của cán bộ, GV trong nhà trường. Ngay từ đầu các năm học, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức các cuộc họp với GV; với các đoàn thể trong nhà trường; với chính quyền địa phương; với cha mẹ HS để tuyên truyền làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho HS. Bởi vì, thái độ, động cơ học tập của HS là một trong những khâu chủ yếu dẫn đến chất lượng và hiệu quả học tập.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội trong nhà trường để làm phong phú hoá việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thu hút nhiều HS tham gia, tổ chức các trò chơi nhằm bổ sung kiến thức Tiếng Việt, tạo ra sự ham thích học tập cho các em.
* Hình thành nền nếp học tập cho học sinh
Hình thành nền nếp học tập cho HSTH ngay từ những ngày đầu tiên đến trường sẽ tạo ra thói quen tốt, ảnh hưởng tốt đến việc phát triên nhân cách của HS. Giáo dục cho HS nền nếp đi học đúng giờ, học bài ở nhà, chuẩn bị ĐDDH, bảo quản CSVC nhà trường, tham gia các hoạt động tập thể.
Tăng cường chỉ đạo xây dựng nền nếp học nhóm, sinh hoạt tập thể (nhóm học tập, đôi bạn học tập). Theo các mục tiêu dạy học khác nhau, gắn với những phương thức hoạt động học tập để kích thích HS tích cực học tập.
Khuyến khích đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các các tổ, nhóm trong lớp, giữa các lớp trong trường, giữa các trường trong cụm, giữa các cụm trường trong toàn huyện. Các trường, các cụm trường tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, kể chuyện về Bác Hồ, Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số, ngày hội đọc sách,… để tăng cường môi trường học tập tiếng Việt cho HS.
Tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày, cần chỉ đạo vận động, tuyên truyền để phối hợp với phụ huynh tổ chức cho HS học tập tại nhà, thực hiện tốt các phong trào tại địa phương như “Tiếng kẻng học bài”,…
* Tạo điều kiện để học sinh có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Việt
Ngoài việc tích cực chỉ đạo GV thường xuyên rèn luyện kỹ năng tiếng Việt thông qua các môn học, các hoạt động tập thể, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và cần tăng cường chỉ đạo các trường phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức nhiều hoạt động ngoài nhà trường, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để tạo thêm nhiều cơ hội cho
học sinh được rèn luyện và nâng cao khả năng tiếng Việt.
Chỉ đạo các nhà trường tham mưu tốt với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương bằng tiếng Việt để nhân dân và HS có thêm cơ hội tiếp xúc với tiếng Việt, tiếp nhận thêm nhiều thông tin kinh tế, văn hoá xã hội và chính trị (Tăng thời lượng phát sóng của đài truyền thanh, truyền hình, cung cấp thêm nhiều đầu báo, sách, tài liệu tham khảo tại các điểm văn hoá xã, nhà văn hoá thôn bản, trung tâm học tập cộng đồng).
* Thường xuyên kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập tiếng Việt của HS
Việc đánh giá kết quả học tập của HS vừa phản ánh kết quả dạy của GV, vừa đánh giá khả năng học tập của HS; qua đó các nhà trường tìm ra biện pháp phát huy sự nỗ lực của GV và động viên tinh thần, thái độ học tập của HS.
Để có được đánh giá chính xác, cần chỉ đạo, tập huấn việc phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV, bài làm của HS; kiểm tra thông qua đối thoại trực tiếp với HS ở trong lớp, ngoài lớp học, ngoài nhà trường; thông qua trao đổi vớ phụ huynh HS, với chính quyền địa phương.
CBQL đánh giá kết quả học tập tiếng Việt của HS không chỉ trong phạm vi môn Tiếng Việt mà có thể còn thông qua các môn học khác. Thông qua đánh giá kết quả học tập của HS để đánh giá khả năng giảng dạy của GV, từ đó có những chỉ đạo về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho HS.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với việc tham gia công tác giáo dục tại địa phương nói chung và trong việc học tập tiếng Việt của học sinh tiểu học DTTS nói riêng.
Các trường chủ động tham mưu có hiệu quả với chính quyền và chủ động phối hợp với các lực lượng xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục tại địa phương; tạo được uy tín, niềm tin trong nhân dân thông qua chất lượng giáo dục đạt được hàng năm.
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện.