Tình hình Giáo dục cấp Tiểu học của huyện Tây Giang

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tình hình Giáo dục cấp Tiểu học của huyện Tây Giang

a. Mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất Trường Tiểu học

- Tổng số: 10 trường (trong đó: 03 trường Tiểu học; 7 trường PTDTBT TH). - Số điểm trường TH (kể cả cơ sở chính): 43 (không giảm so với năm học 2018 - 2019).

- Tổng số CBQL: 23; GV (kể cả trường TH&THCS): 174; NV: 42.

- Số trường 2 cấp học TH&THCS: 0 (giảm 01 so sánh với năm học 2018 - 2019).

- Các số liệu cấp Tiểu học (tính cả trường TH và trường TH&THCS):

+ Tổng số lớp: 112 (giảm 8 lớp so với năm học 2018 - 2019); Tỉ lệ GV/lớp: 1,45%.

+ Tổng số học sinh: 1984.

+ Số học sinh DTTS: 1823 (tỉ lệ: 91,8%). + Số HS khuyết tật: 71

+ Huy động học sinh 6 tuổi vào học lớp 1: Số lượng: 442, tỉ lệ: 100 .

Bảng 2.1. Thống kê số liệu HS các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam TT Trƣờng Lớp Học sinh 1 PTDTBT TH Gari 7 112 2 PTDTBT TH Ch'ơm 10 154 3 PTDTBT TH Axan 9 188 4 PTDTBT TH Tr'hy 9 132 5 Tiểu học xã Lăng 12 233 6 Tiểu học Atiêng 18 379 7 Tiểu học Anông 8 114 8 PTDTBT TH Bhalêê 12 274 9 PTDTBT TH xã Avương 16 233 10 PTDTBT TH xã Dang 11 190

Bảng 2.2. Thống kê số liệu GV, CBQL các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Trƣờng Tổng CB,

GV, NV

Giáo viên, nhân viên Cán bộ quản lý 1 PTDTBT TH Gari 17 14 3 2 PTDTBT TH Ch'ơm 22 19 3 3 PTDTBT TH Axan 23 20 3 4 PTDTBT TH Tr'hy 25 22 3 5 Tiểu học xã Lăng 26 24 2 6 Tiểu học Atiêng 36 33 3 7 Tiểu học Anông 19 17 2 8 PTDTBT TH Bhalêê 22 19 3 9 PTDTBT TH xã Avương 28 25 3 10 PTDTBT TH xã Dang 22 20 2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)

Qua Bảng 2.2 chúng ta nhận thấy: Đội ngũ CBQL huyện Tây Giang đủ về số lượng, bình quân mỗi trường có 2 đến 3 CBQL, đảm bảo cho việc phân công, phân nhiệm cho từng lĩnh vực công tác.

Đội ngũ Hiệu trưởng các trường TH huyện Tây Giang có tỷ lệ Đảng viên 100%; Hiệu trưởng có thâm niên quản lý trên 10 năm chiếm tỷ lệ trên 80%, những CBQL này ít nhiều đã tích lũy được kinh nghiệm trong công tác. 100% Hiệu trưởng đạt trình độ trên chuẩn đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học. 100% Hiệu trưởng đạt trình độ Trung cấp Chính trị trở lên, 100% Hiệu trưởng đã qua lớp bồi dưỡng QLGD, 100% đạt trình độ cử nhân QLGD.

+ Giáo viên:

Toàn huyện có 240 Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên ở bậc học TH, trong đó trực tiếp tham gia giảng dạy là 173 người. Về cơ cấu, đội ngũ Giáo viên trẻ những năm gần đây tăng đáng kể, các trường đều có giáo viên dạy đủ các bộ môn. Về trình độ đào tạo, có trên 100% đạt trình độ chuẩn đào tạo và trên chuẩn, đa số có trình độ Đại học, Cao đẳng, không còn giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo.

Hiện nay đội ngũ giáo viên các trường TH huyện Tây Giang có chất lượng vào loại khá trong ngành giáo dục của Tỉnh. Số giáo viên được xếp loại khá, xuất sắc chiếm tới trên 95%, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phân công giảng dạy cũng như thực hiện việc đổi mới PPDH. Số giáo viên có trình độ chuyên môn tốt có ở tất cả các bộ môn, chất lượng đội ngũ cao, có thể phát huy năng lực để đáp ứng tốt những yêu cầu cấp thiết và nâng cao của chương trình Giáo dục Phổ thông, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả giáo dục.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy có 100% đạt chuẩn (tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm trở lên) và trên chuẩn theo quy định. Đây là thuận lợi cơ bản để đảm bảo ổn định chất lượng dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Trong đó có gần 90% giáo viên trên chuẩn đào tạo, đây là con số rất cao và cũng là thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến phát huy chất lượng giảng dạy của các bộ môn, điều kiện học tập, trao đổi lẫn nhau trong đội ngũ giáo viên.

Dưới đây là tổng hợp tình hình đội ngũ CBQL, Giáo viên dạy học các môn học ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình đội ngũ CBQL Tiểu học ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Trƣờng Tổng số

CBQL

Trình độ đào tạo

Đại học Cao Đẳng Trung cấp

1 PTDTBT TH Gari 3 2 1 2 PTDTBT TH Ch'ơm 3 3 3 PTDTBT TH Axan 3 3 4 PTDTBT TH Tr'hy 3 3 5 Tiểu học xã Lăng 2 2 6 Tiểu học Atiêng 3 3 7 Tiểu học Anông 2 2 8 PTDTBT TH Bhalêê 3 2 1 9 PTDTBT TH xã Avương 3 3 10 PTDTBT TH xã Dang 2 2

Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình đội ngũ giáo viên Tiểu học ở các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Trƣờng Tổng số

giáo viên

Trình độ đào tạo

Đại học Cao Đẳng Trung cấp

1 PTDTBT TH Gari 12 3 5 4 2 PTDTBT TH Ch'ơm 15 15 3 PTDTBT TH Axan 15 9 5 2 4 PTDTBT TH Tr'hy 14 12 2 5 Tiểu học xã Lăng 19 14 4 1 6 Tiểu học Atiêng 27 21 5 1 7 Tiểu học Anông 13 11 1 1 8 PTDTBT TH Bhalêê 18 12 1 9 PTDTBT TH xã Avương 22 22 10 PTDTBT TH xã Dang 18 18

Qua tổng hợp số liệu ở Bảng 2.3 và 2.4 cho thấy đội ngũ CBQL, giáo viên ở các trường TH huyện Tây Giang có chất lượng khá tốt, hầu hết các giáo viên đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn và chưa đạt chuẩn đào tạo.

Qua khảo sát tại các trường TH huyện Tây Giang, cho thấy đội ngũ CBQL, giáo viên cấp Tiểu học đã đáp ứng được đầy đủ về số lượng và chất lượng.

Đội ngũ giáo viên tại các trường TH huyện Tây Giang hiện nay đa số đều có độ tuổi khá trẻ (trên dưới 35 tuổi) rất năng động, có ý thức trong việc nghiên cứu học tập, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại cũng như ứng dụng Công nghệ Thông tin vào việc dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đây là thuận lợi cơ bản để ổn định việc dạy học nói chung và dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS nói riêng.

Tuy nhiên, với đặc thù Giáo dục ở vùng núi, vùng DSTT còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn CBQL, GV nơi khác đến đều ít giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ của các em, ít am hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương và tâm sinh lý của HS DTTS, chưa thật sự an tâm công tác; GV người DTTS lạm dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với HS, thiếu giáo viên để thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Còn một số GV chưa cố gắng học tập nâng cao trình độ, sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số GV còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới PPDH, trong quá trình quản lý còn để xảy ra những sai sót nhất định.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang.

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và năng lực GV về hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số

a. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số

Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường các em chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng đọc, viết, nói bằng tiếng Việt còn hạn chế. Bên cạnh đó, bản tính rụt rè, ngại giao tiếp cũng ảnh hưởng tới khả năng học, sử dụng tiếng Việt của các em, vậy nên công tác dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn.

Qua khảo sát có 100 CBQL và GV có ý kiến: Dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học người DTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là công cụ để HS tiếp thu tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của HS DTTS chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến

những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của từng bậc học.

Mặt khác, vẫn còn một bộ phận lớn giáo viên chưa biết hoặc biết ít tiếng dân tộc thiểu số. Đây cũng là một rào cản lớn trong công tác giảng dạy, sự bất đồng ngôn ngữ thể hiện rõ khi thầy và trò không hiểu nhau, đây cũng là một trong những khó khăn của giáo dục vùng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà QLGD và GV Tiểu học nhận thức được rằng tiếp tục thực hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt cho HS DTTS thông qua từng tiết dạy, từng môn học nhằm đảm bảo học sinh DTTS cuối năm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt; HS tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt, góp phần học tập môn học khác một cách thuận lợi hơn.

b. Năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang hiện nay

Bảng 2.5. Khảo sát năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

Nội dung ĐTB

X

Thứ bậc

Trình độ chuyên môn được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ 4.0 1 Năng lực đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu phát triển

năng lực và phẩm chất người học.

1.9 9

Năng lực vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào địa phương. 2.1 7 Năng lực xây dựng chương trình dạy tăng cường tiếng Việt cho học

sinh Tiểu học người DTTS.

2.4 6

Năng lực dạy môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 2.9 3 Khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong

các môn học khác (Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học.).

2.0 8

Khả năng làm, sử dụng đồ dùng dạy học vào giảng dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS.

2.6 5

Năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

2.7 4

Tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc giảng dạy tại các trường vùng DTTS.

3.2 2

Qua kết quả khảo sát bảng 2.5 CBQL, GV nhận xét 2/9 nội dung thực hiện tốt có X = 4.0 đến 3.2; trong đó. Trình độ chuyên môn của GV được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ các ý kiến đánh giá tốt có X = 4.0, xếp hạng (1); như vậy trình độ chuyên

môn của GV đào tạo phù hợp với vị trí được tuyển dụng, thực hiện được công việc được giao.

Tuy nhiên, còn 7/9 nội dung khảo sát về năng lực của GV được đánh giá ở mức độ khá, 1/9 nội dung đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình. Trong đó, khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác (Toán, Lịch Sử - Địa Lý, Khoa Học.) X = 2.0 xếp hạng (8) có thứ hạng thấp nhất trong nội dung khảo sát có kết quả khá.

Khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác (Toán, Lịch Sử - Địa Lý, Khoa Học) X = 1.9, xếp hạng (9), mức thực hiện trung bình, thấp nhất về năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang hiện nay.

Nguyên nhân hiện nay còn một bộ phận nhỏ GV đào tạo theo công đoạn từ năm 1992 - 1994, được chuẩn hóa bằng cấp như khả năng tiếp cận những đổi mới trong giáo dục còn chậm; việc tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác ngoài môn Tiếng Việt chưa được GV quan tâm chú ý; một số GV chưa an tâm công tác, chưa quan tâm nhiều đến HS DTTS, các điều kiện môi trường dạy học chưa đảm bảo ở các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tây Giang. Hiện nay các trường tổ chức giảng dạy cho học sinh trực tiếp bằng tiếng Việt, đang còn khó khăn cho cả người dạy và người học, nhất là các lớp đầu bậc Tiểu học. Dạy học cho học sinh DTTS nhất là lớp 1, 2 phải do chính GV người địa phương giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhưng trình độ chuyên môn của một số GV địa phương còn hạn chế năng lực tổ chức lớp học.

2.3.2. Thực trạng việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

a. Xây dựng kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

Bảng 2.6. Tổng hợp khảo sát kế hoạch của GV tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học

Kế hoạch dạy học tăng cƣờng tăng cƣờng tiếng Việt của giáo viên

ĐTB X

Xếp hạng

Kế hoạch cá nhân GV dựa trên kế hoạch của nhà trường, của khối, phù hợp với nhiệm vụ được phân công và có tính khả thi.

3.2 1

Tiến hành khảo sát khả năng nói tiếng Việt của HS trước khi lập kế hoạch.

2.4 7

Kế hoạch đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được phân công; phân loại đối tượng HS; có sự

Kế hoạch dạy học tăng cƣờng tăng cƣờng tiếng Việt của giáo viên

ĐTB X

Xếp hạng

điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Phân hóa nội dung DH phù hợp với đối tượng HS, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng đối tượng HS.

2.7 4

Thiết kế bài dạy theo đúng yêu cầu, đúng quy trình; nội dung kiến thức trong bài soạn chính xác, khoa học; làm rõ trọng tâm tăng cường tiếng Việt.

2.5 6

Làm rõ mục tiêu và nội dung các tiết học tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt.

3.0 2

GV đã lên kế hoạch lồng ghép dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS (tăng cường cho học sinh luyện đọc, sửa lỗi phát âm và lỗi chính tả) thông qua các môn học khác (Toán; Khoa Học; Lịch Sử, Địa Lý,...)

2.6 5

Căn cứ số liệu Bảng 2.6 cho thấy với kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt của GV trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 2/7 nội dung đánh giá thực hiện tốt. Trong đó, Kế hoạch cá nhân GV dựa trên kế hoạch của nhà trường, của khối, phù hợp với nhiệm vụ được phân công và có tính khả thi có X = 3.2 xếp hạng (1); Làm rõ mục tiêu và nội dung các tiết học tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt có X

= 3.0, xếp hạng (2). Qua đó thấy được GV Tiểu học huyện Tây Giang đã quan tâm tốt trong việc xây dựng kế hoạch cá nhân, đảm bảo mục tiêu và các yêu cầu trong việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS.

Bên cạnh đó, có 4/7 nội dung được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ khá, trong đó: Kế hoạch đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được phân công; phân loại đối tượng HS; có sự điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết, X = 2.8 xếp hạng (3); tiến hành khảo sát khả năng nói tiếng Việt của HS trước khi lập kế hoạch có X = 2.4 xếp hạng (7) thấp nhất. CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện khá; vì vậy, nhà QLGD cần quan tâm kiểm tra hướng dẫn cho GV trong xây dựng kế hoạch dạy học cần chú ý khảo sát và phân loại từng đối tượng tước khi lập kế hoạch và có mục tiêu cụ thể.

b. Nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người DTTS

Nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở các trường TH được thực hiện thống nhất dựa trên cơ sở phân phối chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, được Sở

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)