Biện pháp 3: Tạo môi trường giao tiếp chuyển tiếp từ tiếng mẹ đẻ sang

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 82 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường giao tiếp chuyển tiếp từ tiếng mẹ đẻ sang

tiếng Việt tại trường học

a. Mục tiêu của biện pháp

Việc trang bị cho học sinh những kỹ năng giao tiếp trong môi trường tiếng Việt, có rất nhiều lợi ích khi học nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là trong các cộng đồng có cả ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Nói được nhiều ngôn ngữ sẽ không làm cản trở việc học tiếng Việt của HS, mà ngược lại, khả năng này làm việc học của HS trở nên dễ dàng hơn.

Học nhiều ngôn ngữ có nhiều lợi ích cộng hưởng cho sự phát triển của HS. Nghiên cứu về não bộ cho thấy đối với những người biết hai ngôn ngữ có mật độ tế bào não cao hơn những người chỉ nói một ngôn ngữ. Mật độ tế bào não dày đặc nhất được tìm thấy ở những cá nhân bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai trước năm tuổi; điều này cho thấy rằng khả năng sử dụng hai ngôn ngữ từ khi còn nhỏ sẽ thay đổi cấu trúc của não một cách đáng kể.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

* Các kĩ thuật giúp học sinh làm quen với đọc viết: Nói và nghe

Giáo viên vẫn cho phép và khuyến khích học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với bạn bè nhiều nhất có thể và dần dần giới thiệu tiếng Việt theo từng giai đoạn khi học sinh tiến bộ.

Giai đoạn 1: Dạy HS những cụm từ phổ biến đơn giản bằng tiếng mẹ đẻ. Giai đoạn 2: Dần dần dạy HS cách nói những cụm từ bằng tiếng Việt.

Giai đoạn 3: Mở rộng và chỉnh sửa giao tiếp bằng lời nói của HS bằng cách thêm nhiều chi tiết hơn.

Giai đoạn 4: Kiểm tra sự hiểu biết bằng cách cho học sinh lặp lại các hoạt động trên và nâng dần mức độ khó.

* Các kĩ thuật giúp trẻ làm quen với đọc viết: Từ vựng và âm thanh Mô hình học các từ và âm thanh mới

Giai đoạn 1: Học và nói các từ chính bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của HS.

Giai đoạn 2: Dạy và sử dụng các từ khóa phổ biến đơn giản bằng tiếng Việt. Làm mẫu cách phát âm và sử dụng từ mới đúng.

Lặp lại các từ mới và cụm từ mới thường xuyên.

Yêu cầu trẻ lặp lại các từ thường xuyên và yêu cầu trẻ đọc lại.

Khi giới thiệu những từ mới, hãy chỉ dẫn với các học cụ thực tế/ hoặc hình ảnh của vật thể. Bao gồm các vật thể đại diện cho văn hóa nơi trẻ sống, để khuyến khích ý

thức nhận thức và cảm giác gần gũi của trẻ với cội nguồn văn hóa của mình.

Giải nghĩa các hành động giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ và thể hiện nó bằng từ ngữ.

Giai đoạn 3: Dần dần giới thiệu các âm thanh trong các từ của tiếng Việt.

Giai đoạn 4: Giáo viên có thể muốn kết hợp các hành động vào giảng dạy âm thanh để làm tiết học vui vẻ, để học sinh có thể học hiệu quả hơn.

* Các kĩ thuật giúp học sinh làm quen với đọc viết: Nhận biết Bảng chữ cái/Nhận biết các kí tự in (cho ngôn ngữ viết).

Tạo ra một môi trường phong phú kí tự với những từ dán lên mọi nơi bằng cả ngôn ngữ mẹ đẻ của HS (nếu có ngôn ngữ viết) lẫn tiếng Việt.

Giai đoạn 1: Sử dụng "Mã màu" cho các từ được dán lên và các vật quen thuộc (tường, sàn, bàn làm việc, ghế, v.v...), trong đó ngôn ngữ của trẻ được dán một cách nhất quán bằng một màu và ngôn ngữ mới luôn được thể hiện bằng một màu khác.

+ Viết tên của HS (viết bằng cả hai ngôn ngữ, nếu có thể) cùng với ảnh, dán lên bàn, cốc, ghế, bình nước…

+ Viết lời chào đón (viết bằng cả hai ngôn ngữ, nếu thích hợp).

+ Cho HS tiếp xúc nhiều với các bảng chữ cái và các từ đơn giản bằng cách sắp xếp chữ cái có mặt nhiều trong không gian trong lớp học, câu đố, trò chơi, thao tác và hoạt động trực quan.

+ Đưa ra bảng chữ cái, chữ số và từ cho HS thấy bằng cả hai ngôn ngữ. + Cho HS chơi với các con số hoặc chữ cái bằng nhựa hoặc bằng gỗ.

+ Cho HS hoạt động theo nhóm cố gắng xác định hình dáng của chúng (hoặc đất sét, dây, que, v..v.) để giống với các chữ cái hoặc số.

Giai đoạn 2: Hướng dẫn sử dụng thẻ đồ dùng, trò chơi nối, bingo…

Thẻ đồ dùng và các bảng chữ cái/trò chơi trực quan giúp tạo ra mối liên kết giữa các cơ quan trong não bộ của HS.

Cung cấp các ấn phẩm báo/tạp chí cũ (cả bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Việt) cho trẻ em sử dụng trong cắt dán ảnh.

Phát triển các kỹ năng vận động tốt cho trẻ để chuẩn bị cho việc viết thư, số và từ.

+ Khuyến khích HS vẽ và viết tự do trên giấy, với một miếng dán trên mặt đất, trên bảng,…

Giai đoạn 3: Để HS bắt đầu thực hành viết những thứ đơn giản với tiếng Việt. Giai đoạn 4: Giới thiệu trẻ với những mẫu câu đơn giản.

Sách và truyện là công cụ cực kỳ hiệu quả để giới thiệu và mở rộng vốn từ của học sinh. Văn học cũng có thể là một công cụ mạnh mẽ để giúp HS hiểu về quê hương, cộng đồng và thế giới. Ấn tượng và thông điệp trong những câu chuyện này có thể in dấu trong suốt cuộc đời HS. Sách giúp các em sử dụng trí tưởng tượng của mình, hiểu rõ hơn về bản thân và người khác.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngoài việc trang bị cho trẻ những kĩ năng giao tiếp trong môi trường tiếng Việt, có rất nhiều lợi ích khi học nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là trong các cộng đồng có cả ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Nên chúng ta cần có giai đoạn giúp trẻ chuyển tiếp dần từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Việt.

Sử dụng sách đa ngôn ngữ để giới thiệu văn hóa của HS một cách chân thực để hỗ trợ nhận thức, sự gắn bó của HS với cộng đồng và hội nhập của HS với các nền văn hóa khác thông qua Giờ kể chuyện, các góc đọc.

3.2.4. Biện pháp 4: Tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý về năng lực quản lý hoạt động dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Quản lý hoạt động dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam một cách thường xuyên và tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS; đáp ứng được nguyện vọng của người học và của xã hội.

a. Biện pháp: Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho GV

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch cho giáo viên để tổ chức tốt hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xác định những yêu cầu về một số kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho GV tiểu học.

Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH đã được duyệt thông qua thời khóa biểu, sổ báo giảng, xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch công tác của GV, góp ý và phê duyệt kế hoạch công tác của khối trưởng, phối hợp với khối trưởng để quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân của quản lý.

Giáo viên xây dựng kế hoạch theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các kế hoạch giáo dục nhằm tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS, phụ đạo HS chưa hoàn thành môn Tiếng Việt.

Hiệu trưởng hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của GV: Kế hoạch dạy học các môn học theo hướng tích hợp dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt, kế hoạch phụ đạo HS chưa hoàn thành tiếng Việt.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Để triển khai, vận dụng nội dung chương trình vào kế hoạch cụ thể của từng lớp và đối tượng học sinh một cách phù hợp, khoa học Hiệu trưởng tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên về kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.

b. Biện pháp: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm HSTH DTTS

* Mục tiêu của biện pháp

Thông qua việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH cho phù hợp với đối tượng HS tiểu học người DTTS để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tăng cường Việt tại các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang, thực hiện thật tốt mục tiêu chung của môn học Tiếng Việt ở trường TH, hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và của trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Thông qua các hoạt động chuyên môn như: Hội thảo chuyên đề, tập huấn, kiểm tra,... Phòng GD&ĐT chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá các trường và giáo viên thực hiện các nguyên tắc dạy tăng cường tiếng Việt theo định hướng đổi mới:

- Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp: Nguyên tắc này sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung kiến thức cần dạy. Kiến thức về tiếng Việt chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).

- Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh: Đối với HS tiểu học người DTTS thì vốn tiếng Việt trước khi vào lớp 1 là rất ít, thậm chí có em còn chưa biết. Do đó GV không thể dạy tiếng Việt cho các em giống như dạy cho HS người Kinh, mà phải có một phương pháp phù hợp, vừa giúp các em hiểu bài, vừa phát huy tính chủ động, tích cực của các em trong giờ học tiếng Việt từ đó giúp các em tăng cường được tiếng Việt.

- Dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp: Một trong những mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc TH là rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Chính vì thế, chương trình TH mới đã quan tâm đến việc dạy tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp.

Việt giống hoặc gần giống với giao tiếp tự nhiên. Nói cách khác, phương pháp giao tiếp được xây dựng trên cơ sở quá trình dạy và học tăng cường tiếng Việt là mô hình của giao tiếp tự nhiên. Quá trình dạy học theo phương pháp giao tiếp phải tạo điều kiện cho HS nảy sinh các nhu cầu giao tiếp, hứng thú giao tiếp, nghĩa là dạy và học trong giao tiếp. Đặc biệt, đối với HS tiểu học người DTTS, với bản tính e dè, nhút nhát, ngại giao tiếp, PPDH này càng trở nên quan trọng và cần thiết, giúp các em dần làm quen và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.

- Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi

Khi GV đặt câu hỏi, HS được chủ động tham gia vào tìm hiểu, khám phá tri thức chứ không chỉ thụ động ngồi nghe, trí tò mò của HS được kích thích và giúp các em tập trung chú ý hơn. HS thường nhận thấy việc hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và sôi nổi, đặc biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ tự tin hơn rất nhiều và có cảm giác thành công. Ngay cả những HS không được gọi trả lời cũng thấy tự tin hơn nếu các em cũng nghĩ ra được câu trả lời. Cảm giác tự tin, thành công này, cùng với những lời khen ngợi và khuyến khích của GV sẽ cổ vũ các em rất nhiều. Phương pháp này giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe, giao tiếp - đặc biệt quan trọng với HS dân tộc thiểu số.

+ Đặt câu hỏi kích thích động cơ học tập của HS

Việc sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi trong giảng dạy còn có một ưu điểm quan trọng nữa là kích thích động cơ học tập của HS. Không có gì có thể động viên các em tốt hơn bằng tâm trạng thỏa mãn mà các em có được khi trả lời đúng một câu hỏi và nhận được lời khen của GV. Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng lời khen ngợi, động viên tức thì rất có giá trị khuyến khích người học.

Phương pháp hỏi đáp kích thích HS không chỉ vì HS muốn được trao đổi hơn là chỉ ngồi nghe thụ động mà còn vì nó mang lại phần thưởng tức thì cho những cố gắng và chứng tỏ thành công của các em trong học tập.

+ Đặt câu hỏi giúp bài học trở nên thú vị hơn

Khi GV sử dụng phương pháp đặt câu hỏi, giữa GV và học sinh có sự tương tác, HS có cơ hội kiểm tra lại những giả định và kiến thức sẵn có của mình đã đúng chưa. Những phát hiện mới, những cuộc tranh luận, những thắc mắc được giải đáp sẽ cuốn hút HS chú ý hơn là chỉ ngồi nghe GV nói hoặc đọc từ sách giáo khoa.

+ Đặt câu hỏi giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiểu và nhớ bài lâu

Trọng tâm của bài giảng theo phương pháp đặt câu hỏi thường tập trung vào việc

“Hiểu” hơn là chỉ “Biết” vấn đề. Trong bài giảng độc thoại, GV đơn giản nói cho HS biết các em cần nắm được những nội dung gì, HS không được khuyến khích hiểu vấn đề và ít khi các em nhớ được vấn đề. Cách đặt câu hỏi buộc HS phải tự suy nghĩ để tìm

câu trả lời, và khi HS trả lời, GV biết HS có hiểu vấn đề không, có nắm được bài không từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích hợp.

Đối với HS DTTS, việc sử dụng phương pháp đặt câu hỏi trong dạy học còn giúp các em phát triển các kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến và diễn đạt quan điểm về những gì các em đã trải nghiệm, đã biết, từ đó tăng cường kỹ năng và khả năng sử dụng tiếng Việt của mình.

+ Phát triển kỹ năng tư duy khi đặt câu hỏi mở theo mức độ nhận thức của Blooom.

Kĩ năng tư duy của HS chỉ có thể phát triển khi GV sử dụng nhiều loại câu hỏi ở các mức độ khác nhau. Các câu hỏi mở thường đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn và khuyến khích HS ở mọi trình độ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của riêng mình. Bảng Phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức của Bloom có thể được xem như một bảng hướng dẫn cách đặt câu hỏi mở ở các mức độ tư duy khác nhau. Các mức độ tư duy khác nhau bao gồm: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao như sơ đồ hình tháp dưới đây:

Hình 3.1. Phân loại mức độ nhận thức của bloom

- Tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt: Cùng với các PPDH hiện đại theo xu thế đổi mới, trò chơi học tập là một phương pháp tổ chức dạy học có nhiều tác dụng trong

việc phát huy tính tích cực học tập của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức. Xuất phát từ tâm lý học lứa tuổi, có thể khẳng định phương pháp tổ chức trò chơi học tập là phương pháp dạy học rất phù hợp với HSTH, đặc biệt là trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức Tiếng Việt, môn học gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày.

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với nội dung bài học và phục vụ cho mục đích học tập, giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm bản thân. Trò chơi học tập rèn luyện trí tuệ lẫn phẩm chất đạo đức cho HS.

Hình 3.2. Tác dụng của trò chơi học tập

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Đó là phương pháp “Vui mà học, học mà vui”. Trò chơi vừa thỏa mãn nhu cầu được chơi,

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)