Dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học người DTTS

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.6.Dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học người DTTS

Học sinh DTTS sống ở địa bàn miền núi, có rất ít dân tộc Kinh sinh sống, DTTS sử dụng ngôn ngữ, chữ viết riêng (nếu có) để giao tiếp và sử dụng hạn chế Tiếng Việt trong giao tiếp. Học sinh người DTTS từ lúc nhỏ các em sống cùng gia đình, cộng đồng và thường xuyên trao đổi với nhau tiếng mẹ đẻ nhưng đến khi bước vào nhà trường thì buộc các em phải nói và viết thành thạo tiếng Việt mới có thể theo học chương trình giáo dục theo quy định.

Do vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên, nghiêm túc nhằm giúp các em tự tin, có khả năng tiếp thu và giao tiếp bằng tiếng Việt thành thạo, rút ngắn khoảng cách về khả năng học tập.

Trường Tiểu học ở huyện miền núi, vùng DTTS thì HĐDH tăng cường tiếng Việt là một trong những hoạt động quan trọng trong các mặt hoạt động của nhà trường. HĐDH tăng cường tiếng Việt chiếm nhiều thời gian trong các hoạt động giáo dục, diễn ra trong suốt cả một năm học, theo kế hoạch đã được hoạch định trước, đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường tự giác chấp hành.

1.3. Những yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

Phần lớn HS DTTS sống ở các vùng núi xa xôi, nghèo, có nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập, các em phải đương đầu với nhiều khó khăn về điều kiện tiếp cận, môi trường và cơ hội giao tiếp. Vốn tiếng Việt ít, khả năng nghe, nói hạn chế vì vậy rào cản lớn nhất là ngôn ngữ trong học tập, các em rất khó khăn khi nghe giảng hoặc trao đổi với giáo viên, phải học chương trình biên soạn cho HS người Kinh - được xây dựng, biên soạn theo nguyên tắc dạy tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất.

Thêm vào đó, đa số GV giảng dạy không xuất thân từ cộng đồng địa phương, biết rất ít hoặc không biết tiếng địa phương, không hiểu được nền tảng Văn hóa của cộng đồng, khó giao tiếp với HS khiến HS không hiểu bài, không có hứng thú học tập. Hầu hết các em quen với lối sống tự do, thiếu những kĩ năng giao tiếp xã hội, chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành quy định chung và theo chỉ dẫn của người lớn còn hạn chế. Bên cạnh đó điều kiện vật chất của nhà trường nơi các em học cũng rất nghèo nàn, thiếu thốn. Đôi khi việc học tập của các em có thể bị gián đoạn do thời tiết xấu, mưa, bão, lũ v.v...Khó khăn lớn nhất của giáo dục miền núi là làm sao để HS hiểu bài, có hứng thú trong học tập, đi học đầy đủ, nhờ vậy kết quả học tập sẽ được cải thiện. Do đó, tăng cường tiếng Việt là giải pháp hữu hiệu trong hoạt động dạy học và giao tiếp của học sinh người DTTS, hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Giúp học sinh DTTS tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời chi phối kết quả học tập của các môn học khác.

1.3.2. Yêu cầu về đổi mới hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

- Để việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS người DTTS một cách hiệu quả, không chỉ cần phối hợp sử dụng các phương pháp, hình thức, nội dung, chương trình một cách linh hoạt và hợp lí, mà còn cần chú ý đổi mới các phương pháp, hình thức, nội dung, chương trình cho phù hợp với mục tiêu và nội dung đặc trưng phân môn Tiếng Việt cụ thể như:

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

+ Sự lựa chọn phương pháp dạy học cần được xuất phát từ mục tiêu nội dung của bài học. Khi chuẩn bị bài, giáo viên cân đối tiếng Việt và vốn từ của học sinh với

nội dung bài học trong sách giáo khoa để quyết định giữ nguyên bài học như sách giáo khoa hay điều chỉnh (sau đó dự kiến phương án điều chỉnh thực hiện điều chỉnh nội dung bài học).

+ Giáo viên cần xác định phương pháp dạy học ngay từ khi chuẩn bị bài, cần lưu ý phối hợp các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng với các phương pháp dạy học tiếng phổ thông cho học sinh dân tộc thiểu số.

- Thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ khi cần phân tích một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể để học sinh có thể hiểu nhiều hiện tượng khác cùng loại. Các thao tác phân tích cần đơn giản, dễ thực hiện, thậm chí có thể đơn giản tới mức HS không cần lý thuyết vẫn phân tích và hiểu bản chất của hiện tượng một cách tự nhiên (ví dụ, phân tích ngôn ngữ trong các bài Học vần).

- Thứ hai, sử dụng phương pháp giao tiếp ở những nội dung có thể chuyển biến thành hoạt động hỏi đáp, tương tác giữa nhiều người. Hoạt động giao tiếp có thể giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, cũng có thể giao tiếp giữa các học sinh với nhau. Với học sinh dân tộc thiểu số nên bắt đầu từ hoạt động giao tiếp (mẫu) giữa giáo viên và học sinh, sau đó các học sinh giao tiếp với nhau theo mẫu. Cần hướng dẫn học sinh luân phiên đổi vai trò trong quá trình giao tiếp để các em có thể thực hiện nhiều lần trong một thời lượng có hạn.

Trong quá trình giao tiếp, qua các câu hỏi đáp cụ thể, giáo viên cần tạo những tình huống giao tiếp sinh động, cụ thể, gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh, tạo điều kiện để các em được thực hành. Chú ý sử dụng các câu hỏi có tác động phát triển vốn từ và kiến thức Ngữ pháp cho học sinh, không nên tạo ra những câu chỉ yêu cầu học sinh trả lời “có” hoặc “không”.

- Thứ ba, khi dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, phương pháp luyện tập theo mẫu cần được thực hiện trong suốt quá trình dạy học. Cho dù giao tiếp hay phân tích ngôn ngữ thì học sinh đều phải quan sát mẫu và thực hiện theo mẫu. Thuận tiện, giáo viên làm mẫu và yêu cầu học sinh lặp lại mẫu, sau đó các em phải phân tích ngôn ngữ những ngữ liệu mới tương tự ngữ liệu mẫu và thực hành giao tiếp theo mẫu trên những tình huống mới tương tự tình huống mẫu.

- Nội dung, chương trình

Học sinh là người dân tộc thiểu số vốn dĩ rất nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè và thầy cô giáo. Nhiều em khi thầy cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì các em không hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng Việt của mình do vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Tuy tài liệu hướng dẫn học có phát huy năng lực tự học của học sinh nhưng nhiều giáo viên vẫn còn ôm đồm,

những kiến thức trong sách Giáo khoa trong thời gian của 1 tiết học. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Những bài học nặng về nội dung, kiến thức giáo viên có thể giúp học sinh khắc sâu kiến thức thông qua tiết dạy tăng cường tiếng Việt vào buổi chiều.

Trước khi vào năm học mới Phòng GD&ĐT thường triển khai dạy học chuẩn bị tiếng Việt trong hè cho HS người DTTS.

- Tổ chức các hoạt động học tập

+ Giáo viên nên tìm hiểu được tâm lý của học sinh người DTTS, các trường tiếp tục sinh hoạt những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học, đồng thời tăng cường tiếng Việt thông qua những trò chơi ở tất cả các môn học (chủ yếu là các trò chơi về ngôn ngữ, trò chơi trí tuệ sử dụng ngôn ngữ) như: Sử dụng một số câu ca dao, thành ngữ, bài đồng dao để cho học sinh chơi trò chơi trong tiết học như kiểm tra bài cũ…; Đóng vai. Đóng vai là một trong những phương pháp gây được hứng thú trong học tập cho học sinh (học mà chơi, chơi mà học), rèn tính tự tin, tinh thần đoàn kết đặc biệt đây cũng là điều kiện tốt để tăng cường tiếng Việt cho học sinh.

+ Nhiều Giáo viên mới là người Dân tộc Kinh không biết hoặc biết ít tiếng dân tộc thiểu số nên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy nhất là đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Giáo viên có thể “nhờ” vài em có vốn tiếng Việt tương đối giúp mình trong quá trình tổ chức lớp học giống như những “phiên dịch” như vậy học sinh trong lớp sẽ cảm thấy gần gũi và nhẹ nhàng hơn giúp cho giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, không còn sự ngăn cách mà không tốn nhiều thời gian.

+ Các trường cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp và xem đây là điều kiện thuận lợi để các em có được những khoảng thời gian hoạt động vui chơi tập thể giúp các em mạnh dạn, tự tin và có cơ hội để bồi dưỡng tiếng Việt một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và các trường nên thành lập các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ tiếng Việt; Giao lưu kiến thức vào sáng thứ hai chào cờ; Múa hát tập thể tại sân trường, tạo môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp bằng các câu khẩu hiệu, bảng, biểu; Thư viện xanh, thư viện lớp học; Thi nghi thức, kiến thức về đội, giao lưu văn nghệ, tổ chức các trò chơi truyền thống,… Những hoạt động này rất phù hợp để tăng cường tiếng Việt cho các em.

+ Có thể tổ chức hoạt động “Giao lưu tiếng Việt của chúng em” đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm khơi dậy ở các em học sinh dân tộc thiểu số lòng ham thích tiếng Việt, yêu quý trân trọng bản sắc Văn hóa Dân tộc, tạo không khí vui tươi “Học

thời phát hiện năng khiếu, khả năng nghe, nói, đọc, viết, khả năng diễn thuyết của học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học. Qua hoạt động giao lưu tiếng Việt giúp các em học sinh dân tộc thiểu số hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt. Chương trình này, các em có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc và bổ sung vốn tiếng Việt giúp cho các em rất nhiều trong học tập.

- Tạo thói quen sử dụng tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng

+ Gia đình là trường học đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ, đặc biệt là việc hình thành ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng ở nhà thì bố, mẹ, mọi người xung quanh thường rất ít sử dụng tiếng Việt, các em ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với người Kinh nên vốn tiếng Việt của các em rất hạn chế.

Giáo viên, Trưởng thôn, các cơ quan ban ngành thường xuyên phối hợp với Ban tự quản thôn, các đoàn thể thôn lồng ghép nhắc nhở phụ huynh, học sinh trong các cuộc họp, sinh hoạt thôn quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và tầm quan trọng của tiếng Việt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Từ đó có thói quen sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày.

- Khuyến khích giáo viên tự học tiếng Dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND huyện đã mở nhiều lớp học tiếng Cơtu cho CB, Giáo viên công tác trên địa bàn huyện. Khi giáo viên biết được tiếng mẹ đẻ của các em thì việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác.

1.4. Lý luận về hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số

1.4.1. Đặc điểm học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số.

a. Khái niệm học sinh, học sinh Tiểu học

- Học sinh là người học ở cấp Phổ thông.

- Học sinh Tiểu học là người học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi và học chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 theo quy định của Bộ GD&ĐT.

b. Học sinh dân tộc thiểu số

“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên

phạm vi lãnh thổ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh thuộc thành phần dân tộc có số dân ít trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, học tập trong các trường Phổ thông bằng ngôn ngữ thứ hai.

Phần lớn HS DTTS sống ở các vùng núi xa xôi, nghèo, có nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập, các em phải đương đầu với nhiều khó khăn về điều kiện tiếp cận, môi trường và cơ hội giao tiếp. Vốn tiếng Việt ít, khả năng nghe, nói hạn chế vì

vậy rào cản lớn nhất là ngôn ngữ trong học tập, các em rất khó khăn khi nghe giảng hoặc trao đổi với giáo viên, phải học chương trình biên soạn cho HS người Kinh - được xây dựng, biên soạn theo nguyên tắc dạy tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất.

1.4.2. Hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số thiểu số

a. Mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số

Mục tiêu môn Tiếng Việt phải góp phần thực hiện những mục tiêu chung của Giáo dục Tiểu học: “1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. 2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về Văn hóa, Văn học của Việt Nam và nước ngoài. 3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã

hội chủ nghĩa.”[8].

Đối với học sinh người DTTS rào cản ngôn ngữ khiến trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục. Đây là khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Khi vào lớp 1, vốn tiếng Việt ít, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói được những câu ngắn, đơn giản cho nên việc học tập cũng như tham gia hoạt động ở lớp, ở trường rất hạn chế.

Mục tiêu của môn Tiếng Việt là tập trung tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học người DTTS, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình Giáo dục Tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự tiến bộ, phát triển của địa phương và đất nước.

Mục tiêu tăng cường tiếng Việt được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục, tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói,

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 27)