Biện pháp 2 Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV dạy học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 78 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp 2 Đẩy mạnh bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV dạy học

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV có năng lực về tổ chức các hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang.

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Là các hoạt động nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS và được thực hiện xuyên suốt, đồng thời thực hiện tốt chương trình tiểu học thông qua sự hỗ trợ của giáo viên đến cho HS. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo được đặt ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trước mắt và lâu dài. Vì vậy cần tập trung một số nội dung sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng năng lực và sắp xếp đội ngũ.

Đào tạo giáo viên: Đào tạo giáo viên là khâu then chốt và quyết định đến chất lượng của giáo dục. Vì vậy cần có nhiều dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ

thông” đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Ban hành các chương trình đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất trong cả nước. Xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên kết hợp hai hình thức trực tiếp và qua mạng.

Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTH: Căn cứ Quy định về chuẩn nghề

nghiệp GVTH (ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT- BGD&ĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT), hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GVTH đảm bảo “Hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy

học, giáo dục”; Chỉ đạo, tổ chức đánh giá, xếp loại GVTH theo chuẩn nghề nghiệp và

lấy đó làm căn cứ tham mưu với phòng GDĐT xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ GVTH của địa phương.

Tự bồi dưỡng: Đây là yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên trong tất cả

các nhà trường với nhiều hình thức: Bồi dưỡng cá nhân, bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, theo trường, hội thảo chuyên môn theo cụm trường. Trong đó phương pháp dự giờ, thảo luận để tìm ra những PPDH tốt nhất cần được khai thác thật tốt. Khi tổ chức hội thảo, các trường tổ chức giao lưu học tập lẫn nhau cho cả GV và HS giữa các trường TH trong cụm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Đào tạo nâng cao: Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường rà soát, lựa chọn, sắp xếp

các GV trẻ tuổi, có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với công tác giáo dục tại địa bàn có HS tiểu học người DTTS, có điều kiện học tập nâng chuẩn đề xuất với Phòng GD&ĐT cử đi đào tạo nâng chuẩn để về làm nòng cốt chuyên môn cho các trường.

của đội ngũ nói chung, trong khi chưa có GVTH dạy từng môn học riêng biệt, Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các trường nên lựa chọn sắp xếp những GV có kinh nghiệm, có năng lực dạy tiếng Việt để dạy các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2). Như vậy, hiệu quả và chất lượng học tập môn Tiếng Việt của HS sẽ tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

- QL việc vận dụng chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành:

Để triển khai, vận dụng nội dung chương trình khung vào hoàn cảnh cụ thể của từng cơ sở giáo dục một cách phù hợp, khoa học cần phải nâng cao năng lực, tính linh hoạt của GV trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục. Bên cạnh việc tăng cường tiếng Việt để rèn luyện 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), cần phải điều tiết thời khóa biểu dạy học giữa các môn học trong chương trình mỗi lớp học. Khả năng tiếng Việt của HS tiểu học người DTTS các lớp đầu cấp tiểu học còn hạn chế, nên việc đưa các tiết tăng cường tiếng Việt vào dạy học là điều cần thiết và đang được các nhà trường linh hoạt thực hiện theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT.

- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động kiểm tra, đánh giá được tổ chức càng chu đáo, công phu thì hiệu quả QL càng cao. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, huy động các lực lượng, các bộ phận hỗ trợ trong công tác kiểm tra, đánh giá GV. Trong quá trình đánh giá cần phải lượng hoá thành điểm từng tiêu chuẩn đánh giá; xây dựng nội dung đánh giá phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với đối tượng được kiểm tra, đánh giá. Hình thức kiểm tra đa dạng như: Quan sát, vấn đáp, dự giờ giảng dạy, kiểm tra hồ sơ, giáo án...Kiểm tra có thể báo trước hoặc đột xuất đối với GV để đánh giá đúng việc giảng dạy của GV, từ đó xác định năng lực thực sự của GV. Chỉ đạo phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá; sau thanh tra, kiểm tra có biện pháp điều chỉnh khiếm khuyết của đối tượng được kiểm tra và kịp thời tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt để động viên phong trào.

- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, phối hợp các lực lượng giáo dục

Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các nội dung sau:

Tổ chức đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn để tìm ra PPDH tốt nhất, phù hợp với đối tượng cho từng bài học; Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể; Khuyến khích tổ chức các cuộc giao lưu chuyên môn giữa các nhà trường để tăng cường học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ GV đồng thời xây dựng được tình đoàn kết, gắn bó, môi trường giáo dục thân thiện, tích cực giữa các trường tiểu học trong toàn thành phố.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ “Cốt

vùng DTTS.

Tăng cường chỉ đạo nâng cao số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, trong đó đề cao tầm quan trọng của sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kết quả điều tra khảo sát quản lý giảng dạy ở chương 2 cho thấy: GV chưa quan tâm nhiều đến việc tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS; Xây dựng chương trình dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS trong các môn học khác (Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học...). Do đó cần triển khai một số nội dung cụ thể:

- Thực hiện Công văn số 692/SGDĐT- GDMN ngày 11/5/2018 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc Hướng dẫn Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 1008/QĐ- TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng

Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”, CBQL tiến hành

tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Để thực hiện nhiệm vụ CBQL, tổ chuyên môn triển khai để mọi cán bộ, giáo viên “Biết - Hiểu - Thực hiện” có hiệu quả mục tiêu, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy mà mình phụ trách.

Việc tuyên truyền CBQL cần tiến hành thông qua các kênh thông tin như facebook của cá nhân GV, website của nhà trường... tại đây các văn bản, quyết định, kế hoạch về đề án được phổ biến rộng rãi đến CBQL, GV và cộng đồng quan tâm.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và kiểm tra. Đây là yêu cầu phải được thực hiện thường xuyên trong tất cả các nhà trường.

Hiệu trưởng các trường rà soát, lựa chọn, giáo viên trẻ tuổi, có năng lực chuyên môn tốt, có điều kiện học tập nâng chuẩn đề xuất với Phòng GD&ĐT cử đi đào tạo nâng chuẩn để về làm nòng cốt chuyên môn cho trường.

Tóm lại, Nâng cao nhận thức và năng lực giảng dạy cho giáo viên về mục tiêu tăng cường tiếng Việt cần được các nhà quản lý quan tâm. Muốn hoạt động dạy học có chất lượng bất kì nhà trường nào cũng phải có đội ngũ giáo viên nắm thật vững về mục tiêu và luôn sẵn sàng thực hiện. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng thực hiện được trong một sớm một chiều. Nhà quản lý phải có tài, có tâm mới khích lệ được mỗi giáo viên tự tích lũy, bổ sung kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học tăng cường

tiếng Việt cho chính mình. Hiệu trưởng tạo các điều kiện tốt nhất có thể để cho mỗi giáo viên tự hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)