8. Cấu trúc của luận văn
1.5.3. Quản lý nội dung hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh
sinh người dân tộc thiểu số tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang
Nội dung dạy học tăng cường tiếng Việt ở cấp Tiểu học bao gồm kiến thức và kỹ năng (theo mức độ từng khối lớp), đây là quy định chung của Bộ GD&ĐT đối với HS, không phân biệt đối tượng, vùng miền. Song riêng với đối tượng HS người DTTS, muốn QL nội dung dạy học có hiệu quả, Hiệu trưởng cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm sau đây:
- Quản lý việc dạy của giáo viên
Dựa vào nội dung, chương trình quy định chung, Hiệu trưởng cần có biện pháp QL PPDH và cách thức tổ chức dạy học của GV sao cho phù hợp với đối tượng HS người DTTS.
Quản lý việc dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS người DTTS không đặt nặng QL về nội dung, chương trình, mà cần coi trọng QL tính hiệu quả của quá trình dạy học: Dạy học như thế nào? HS có được kiến thức và những kỹ năng gì theo từng lớp học?
- Quản lý việc học tập tiếng Việt của học sinh
Hiệu trưởng cần coi trọng việc QL việc học của HS, cần tập trung vào xem xét, đánh giá các vấn đề:
+ Tinh thần, thái độ học tập tiếng Việt của HS.
+ Tác động của môn Tiếng Việt đối với các môn học khác.
+ Khả năng tiếp nhận kiến thức và các kỹ năng tiếng Việt của HS theo từng khối lớp, theo chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định.
+ Điều kiện đáp ứng cho việc học tập tiếng Việt của HS. + Ảnh hưởng của tiếng DTTS đối với việc học tiếng Việt.
+ Sự phối hợp các lực lượng trong việc QL học tập tiếng Việt của HS,... Từ đó đưa ra các biện pháp QL phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS người DTTS.
- Quản lý việc sử dụng sách, truyện, thiết bị dạy học môn Tiếng Việt.
Ngoài QL việc dạy của GV, việc học của HS, để nâng cao hiệu quả dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS người DTTS, người Hiệu trưởng cần quan tâm QL các điều kiện hỗ trợ tiếng Việt như tạo lập môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; sử dụng hiệu quả Thư viện thân thiện, Thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của
chúng em”… cho học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu sách, báo, truyện tranh cho các góc đọc tại lớp giúp các em đọc sách nhiều hơn.