8. Cấu trúc của luận văn
2.5.2. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
Công tác QL, chỉ đạo dạy học từ Phòng GD&ĐT tới các trường đã tạo được sự thống nhất, khá đồng bộ từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng...; trong quá trình thực hiện, Phòng GD&ĐT đã phân loại và chỉ đạo các hoạt động giáo dục có định hướng và giải pháp riêng đối với các trường đã
có nhiều chuyển biến tích cực.
Đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn; Đa số rất tâm huyết với công tác giáo dục tại địa bàn DTTS;
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng ngày một hoàn thiện;
Được sự quan tâm của các cấp các ngành đối với công tác giáo dục vùng DTTS, đòi hỏi sự vươn lên mạnh mẽ của công tác giáo dục nơi đây để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước;
Phụ huynh HS nơi đây đã dần nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, góp phần hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục HS và vận động HS đi học chuyên cần, duy trì được sĩ số.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, những tiến bộ mà công tác QL giáo dục ở các trường TH trên địa bàn huyện Tây Giang đã đạt được, vẫn còn những khó khăn, thách thức đòi hỏi các nhà QL phải sớm khắc phục mới mong tạo được sự tiến bộ, phát triển bền vững.
Thứ nhất, đội ngũ GV công tác tại những địa bàn này thường có tuổi đời còn
khá trẻ; kinh nghiệm thực tiễn còn ít, chưa hiểu hết được những phong tục tập quán của người dân bản địa, biết ít hoặc không biết tiếng DTTS nơi công tác; đa số GV đều có nhà ở cách xa trường (khoảng 20 km), chưa tâm huyết với công tác giáo dục tại địa bàn HS DTTS, xem đây chỉ là chỗ dừng chân tạm thời, chờ cơ hội để chuyển về địa bàn thuận lợi hơn; số GV cốt cán rất mỏng, vẫn có số ít GV chưa coi trọng công tác giáo dục tại vùng DTTS, không có sự cố gắng, phấn đấu để vươn lên;
Thứ hai, chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong việc QL, giáo dục HS;
Thứ ba, môi trường giáo dục, điều kiện CSVC trường, lớp học, thiết bị, ĐDDH
còn thiếu rất nhiều so với quy định, điều kiện học tập của HS còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Thứ tư, các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV cũng như CBQL cuối năm chủ yếu
dựa vào chất lượng giáo dục (trong khi đó công tác giáo dục nơi đây gặp vô vàn khó khăn), không tạo được động lực, sự động viên cho CBQL, GV phấn đấu hơn.
Thứ năm, hầu hết HS không có vốn từ tiếng Việt, môi trường giao tiếp còn hạn
chế, dẫn đến các em HS rụt rè, e ngại trong giao tiếp bằng tiếng Việt.
Thứ sáu, phần lớn phụ huynh HS người DTTS đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó
khăn, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, nên họ chưa coi trọng công tác giáo dục, họ chưa nhận thức được lợi ích về lâu về dài mà chỉ thấy được lợi ích trước mắt (đối với
những em HS học lớp 4, 5 phụ huynh thường cho các em ở nhà phụ giúp gia đình như chăn bò, trông em thậm chí đi làm rẫy cùng cha mẹ,...ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số HS và chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt và kéo theo chất lượng giáo dục ở những vùng này thấp hơn nơi khác.
Thứ bảy, các cơ quan chức năng có liên quan đôi khi chưa quan tâm nhiều đến
công tác giáo dục tại vùng DTTS (Chẳng hạn như công tác thuyên chuyển, điều chuyển hàng năm chưa phân công GV giỏi, GV cốt cán về công tác tại trường vùng khó khăn, vùng HS người DTTS), việc luân chuyển CBQL giữa các trường ở các địa bàn còn nhiều bất cập.
Tiểu kết Chƣơng 2
Kết quả tìm hiểu và đánh giá thực trạng QL dạy học tăng cường tiếng Việt tại các trường tiểu trên địa bàn huyện Tây Giang cho thấy việc QL dạy học tăng cường tiếng Việt mặc dù đã được các cấp QL từ Phòng GD&ĐT đến các nhà trường, GV quan tâm, hưởng ứng và thực hiện đạt được hiệu quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Nguyên nhân: Năng lực QL của hiệu trưởng các trường này còn chưa cao; các biện pháp QL đã làm còn chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa triệt để ở một số thời điểm; việc chỉ đạo đổi mới PPDH cho phù hợp với đối tượng HS DTTS đạt hiệu quả chưa cao. Phần lớn GV từ nơi khác đến, không biết tiếng địa phương nơi công tác, hoặc ít am hiểu hết phong tục tập quán người dân bản địa, chưa tâm huyết với công tác giáo dục tại địa bàn, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức trong dạy học chưa phù hợp với đối tượng HS,...
Trên cơ sở các thực trạng đã nêu cho thấy, việc nâng cao chất lượng dạy học tăng cường tiếng Việt trên địa bàn huyện Tây Giang là hết sức cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện trong các trường trên địa bàn huyện Tây Giang. Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp thiết thực hơn, khả thi hơn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Ở chương 3 chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp QL dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục vùng DTTS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM