Nhận thức của CBQL, GV và năng lực GV về hoạt động dạy học tăng

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và năng lực GV về hoạt động dạy học tăng

cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số

a. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số

Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường các em chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ, ít giao tiếp bằng tiếng Việt, nên khả năng đọc, viết, nói bằng tiếng Việt còn hạn chế. Bên cạnh đó, bản tính rụt rè, ngại giao tiếp cũng ảnh hưởng tới khả năng học, sử dụng tiếng Việt của các em, vậy nên công tác dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn.

Qua khảo sát có 100 CBQL và GV có ý kiến: Dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS Tiểu học người DTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là công cụ để HS tiếp thu tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của HS DTTS chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến

những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của từng bậc học.

Mặt khác, vẫn còn một bộ phận lớn giáo viên chưa biết hoặc biết ít tiếng dân tộc thiểu số. Đây cũng là một rào cản lớn trong công tác giảng dạy, sự bất đồng ngôn ngữ thể hiện rõ khi thầy và trò không hiểu nhau, đây cũng là một trong những khó khăn của giáo dục vùng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà QLGD và GV Tiểu học nhận thức được rằng tiếp tục thực hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt cho HS DTTS thông qua từng tiết dạy, từng môn học nhằm đảm bảo học sinh DTTS cuối năm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt; HS tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt, góp phần học tập môn học khác một cách thuận lợi hơn.

b. Năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang hiện nay

Bảng 2.5. Khảo sát năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tây Giang

Nội dung ĐTB

X

Thứ bậc

Trình độ chuyên môn được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ 4.0 1 Năng lực đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu phát triển

năng lực và phẩm chất người học.

1.9 9

Năng lực vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào địa phương. 2.1 7 Năng lực xây dựng chương trình dạy tăng cường tiếng Việt cho học

sinh Tiểu học người DTTS.

2.4 6

Năng lực dạy môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 2.9 3 Khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong

các môn học khác (Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học.).

2.0 8

Khả năng làm, sử dụng đồ dùng dạy học vào giảng dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS.

2.6 5

Năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ để tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

2.7 4

Tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc giảng dạy tại các trường vùng DTTS.

3.2 2

Qua kết quả khảo sát bảng 2.5 CBQL, GV nhận xét 2/9 nội dung thực hiện tốt có X = 4.0 đến 3.2; trong đó. Trình độ chuyên môn của GV được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ các ý kiến đánh giá tốt có X = 4.0, xếp hạng (1); như vậy trình độ chuyên

môn của GV đào tạo phù hợp với vị trí được tuyển dụng, thực hiện được công việc được giao.

Tuy nhiên, còn 7/9 nội dung khảo sát về năng lực của GV được đánh giá ở mức độ khá, 1/9 nội dung đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình. Trong đó, khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác (Toán, Lịch Sử - Địa Lý, Khoa Học.) X = 2.0 xếp hạng (8) có thứ hạng thấp nhất trong nội dung khảo sát có kết quả khá.

Khả năng tích hợp trong giảng dạy học tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác (Toán, Lịch Sử - Địa Lý, Khoa Học) X = 1.9, xếp hạng (9), mức thực hiện trung bình, thấp nhất về năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo viên tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang hiện nay.

Nguyên nhân hiện nay còn một bộ phận nhỏ GV đào tạo theo công đoạn từ năm 1992 - 1994, được chuẩn hóa bằng cấp như khả năng tiếp cận những đổi mới trong giáo dục còn chậm; việc tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác ngoài môn Tiếng Việt chưa được GV quan tâm chú ý; một số GV chưa an tâm công tác, chưa quan tâm nhiều đến HS DTTS, các điều kiện môi trường dạy học chưa đảm bảo ở các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tây Giang. Hiện nay các trường tổ chức giảng dạy cho học sinh trực tiếp bằng tiếng Việt, đang còn khó khăn cho cả người dạy và người học, nhất là các lớp đầu bậc Tiểu học. Dạy học cho học sinh DTTS nhất là lớp 1, 2 phải do chính GV người địa phương giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhưng trình độ chuyên môn của một số GV địa phương còn hạn chế năng lực tổ chức lớp học.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Tại Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Tây Giang Tỉnh Quảng Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)