Chuyển công tắc lựa chọn sang vị trí lái từ xa.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 53 - 55)

- Thực chất là chế độ lái lặp nhưng được điều khiển từ xa bởi bàn điều khiển di động bên ngoài.

25. Vận hành khai thác trạm phát điện và trạm phát điện sự cố

Trạm phát điện:

- Khi khởi động diesel lai máy phát phải đảm bảo chắc chắn rằng các bảo vệ của diesel hay máy phát sẵn sàng hoạt động, cho hệ thống bôi trơn làm việc(bằng tay hoặc dùng motor).

- Chỉ cho phép chạy diesel khi nhiệt độ ổ trục trên 15 độ. - Nếu máy phát không có điện áp thì phải mồi từ.

- Hiệu suất tối đa của máy chỉ đạt được khi công suất của máy nằm trong khoảng 70-80% công suất định mức( máy phát luôn có dự trữ về công suất).

- Khi nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước biển tăng cao ảnh hưởng đến nước làm mát máy, ta phải giảm tải cho máy phát cũng là giảm tải cho diesel.

- Khi hòa máy phát bằng tay thì phải thỏa 4 điều kiện hòa, ta thay đổi Ikt để thay đổi điện áp, tăng giảm tốc độ quay để thay đổi tần số, đóng ATM đúng thời điểm hòa, sau khi hòa xong phải tắt thiết bị hòa.

- Hòa đồng bộ thô chỉ cho phép ngoại lệ trong các trường hợp bị sự cố: lúc này ta phải điều chỉnh tốc độ quay của máy phát lớn hơn 1-2Hz, sau đó đóng ATM rồi cấp điện cho cuộn kích từ, phương pháp này rất nguy hiểm và làm xuất hiện dòng Icb do đó thường người ta sử dụng thêm cuộn kháng để hạn chế dòng cân bằng.

- Phân chia công suất tác dung( tải P) của 2 máy phát điện công tác song song không được sai lệch quá 15% công suất tác dụng của 1 máy phát.

- Phân chia công suất phản tác dụng( tải Q) của 2 máy phát song song không được sai lệch quá 10% công suất phản tác dụng KVAr của máy phát lớn nhất.

Trạm phát điện sự cố:

- Không được đặt bản điện sự cố chung với Ắc quy sựu cố

- Máy phát điện sự cố phải có khả năng công tác trong vòng 18h đối với các tải ánh sáng sự cố, bản điện ESB thường đặt chung với buồng máy phát sự cố.

- Sau khi mất nguồn chính thì sau 2s có tín hiệu khởi động diesel lai máy phát sự cố và khi đủ điện áp 85%Udm thì cho phép đóng ACB, thời gian từ lúc khởi động đến lúc đóng đưa điện lên cấp cho ESB không được quá 45s.

- Máy phát sựu cố có mạch khống chế cho phép khởi động lại 3 lần khi khởi động lần đầu không thành công.

- Phải biết khởi động và dừng máy phát sự cố, cấp điện cho bảng điện sự cố ở chế độ Manu.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)