Nghiệm thu khi bàn giao nhận tàu

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 73 - 75)

- Chức năng kiểm soát nồng độ dầu: Sau khi dầu được đưa vào két dầu, phần nước sẽ chảy qua bình kiểm soát Ở đây, có bộ cảm biến hàm lượng

30. Nghiệm thu khi bàn giao nhận tàu

Công tác bàn giao về hành chính:

- Công tác này bao gồm cả người lên và người xuống tàu, khi bàn giao phải có biên bản bàn giao và có sự xác nhận của máy trưởng hoặc đại phó.

- Trình cho thuyền trưởng, máy trưởng hoặc đại phó các loại giấy tờ và quyết định cần thiết có liên quan đến bản thân nếu là sĩ quan điện còn nếu là thợ điện thì phải báo cho sỹ quan điện biết.

Công tác bàn giao về kĩ thuật, chuyên môn:

- Bàn giao tất cả tình trạng kĩ thuật của các hệ thống, các trang thiết bị điện, lưu ý hư hỏng đã được sữa chữa.

- Bàn giao về vị trí thiết bị, bàn giao về những thao tác cần chú ý: ví dụ các thao tác hòa như thế nào, mỗi tàu có 1 nút ấn khác nhau, thao tác khác nhau.

- Bàn giao toàn bộ các bản vẽ kĩ thuật, giấy tờ và nhât kí điện( chú ý các bản vẻ đã được sữa đổi và nhàu nát): Nhật kí điện giúp ta biết được tình trạng thiết bị, hệ thống và cái nào hay hư hỏng nhất; còn bản vẽ nhàu nát giúp ta biết được hệ thống đó được sữa chữa nhiều chứng tỏ hay hư hỏng.

- Bàn giao toàn bộ vật tư và thiết bị dự trữ.

- Bàn giao về sự vận hành các trang thiết bị điện, không nên dấu các khuyết tật của hệ thống điện và cố tình gây hỏng hóc.

Sau khi nhận bàn giao xong sỹ quan điện phải làm những việc sau đây:

- Phải tự nhận biết vị trí các trang thiết bị điện: ví dụ các cầu chì nồi hơi nằm ở đâu, các cảm biến nằm ở đâu để khi hư hỏng biết mà sữa chữa.

- Tìm hiểu bản điện chính và các thiết bị trang bảng điện chính nên kiểm tra các công tắt hệ thống ít nhất 1 lần.

- Tìm hiểu hệ thống lái: bao giờ cũng cố đồng hồ A, không bảo vệ quá tải chỉ báo động thôi.

- Tìm hiểu các hệ thống trên buồng lái.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 73 - 75)