- Trước khi ta làm những công việc này phải báo cho các Sỹ Quan Boong biết để tắt các thiết bị hàng hải đi.
b) Phương pháp liên tục:
- Hệ thống lấy tín hiệu tương tự của mực nước nồi thông qua các bộ đo và chuyển đổi từ đó đưa tín hiệu đến mở nhiều hay ít van cấp nước nồi do đó mực nước trong nồi hơi gần như không đổi và được duy trì tuy nhiên hệ thống phức tạp hơn.
- Sử dụng các cảm biến mức nước dạng tương tự:
• Dạng điện cực
• Dùng rơ le phao mức dạng từ
• Dùng thiết bị biến đổi liên tục: điều khiển mức nước theo phương pháp liên tục 1 cấp, 2 cấp( dưới tàu hay sử dụng) và 3 cấp.
❖ Tự động điều khiển quá trình đốt:
• Cam chương trình cơ khí: Số lượng cam từ 10-12 chiếc do các motor điện lai quay đồng bộ . Mỗi cam tương ứng với nhiệm vụ cụ thể như cam không chế thời gian thông gió lò, cam không chế van dầu, đánh lửa,...
• Dùng cam rơ le thời gian: dùng các rơ le điện từ và điện tử, tạo thời gian khác nhau, mỗi thời gian tương ứng với một nhiệm vụ cụ thể.
• Dùng vi xử lý và PLC: cài đặt các chương trình trong PLC hoặc vi xử lý.
- Thuật toán quá trình đốt lò:
Đốt bằng tay hay tự động thì quá đốt xảy ra tuần tự theo các bước sau:
• B1: Trước khi đốt thì quạt thông gió hoạt động trước, quét toàn bộ các khí dễ cháy nổ còn sót lại trong lò ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn theo quy định đăng kiểm thời gian quét từ 45-60s.
• B2: Bơm dầu đốt hoạt động, nếu đốt bằng dầu nặng thì thiết bị sấy phải hoạt động trước, đảm bảo dầu đốt phải đủ nhiệt độ cần thiết.
• B3: Đánh lửa. Thường cấp nguồn sơ cấp cho biến áp đánh lửa, lúc này trên 2 đầu điện cực của thứ cấp biến áp đánh lửa có điện áp khoảng 10000V và tạo ra tia lửa điện. Dù đốt thành công hay không thì sau thời gian trễ biến áp đánh lửa đều mất điện.
• B4: Phun dầu vào buồng đốt thông qua việc điều khiển van điện từ. Dầu qua vòi phun sẽ tạo dạng sương trong buồng đốt đảm bảo dễ cháy và nhiên liệu được đốt hoàn toàn. Nếu hệ
thống có đốt mồi ( dùng dầu DO) thì đốt dầu mồi trước sau đó mới chuyển sang dầu đốt nặng.
+ Thông thường biến áp đánh lửa có trước van dầu mở sau cho dễ cháy tuy nhiên có hệ thống biến áp đánh lửa và van dầu hoạt động đồng thời.
Tại sao phải biến áp đánh lửa mở trước rồi mới mở van dầu phun vào buồng đốt sau hoặc biến áp đánh lửa và van dầu hoạt động đồng thời mà không cho van dầu mở trước rồi biến áp đánh lửa hoạt động sau? Vì người ta muốn dầu vào để cháy ngay và cháy liền nếu mỏ van dầu trước thì dầu phun vào nhiều đánh lửa sau sẽ gay cháy lớn với áp suất cao, làm ứng suất nhiệt thậm chí dầu cháy không hết tiếp tục dồn lại cho quá trình đốt sau làm nguy hiểm nồi hơi thậm chí làm nổ nồi hơi.
+ Để dễ cháy thì đóng bớt cửa gió vào thông gió cho lò.
• B5: Nếu như quá trình đốt thành công (có ngọn lửa) thì tắt biến áp đánh lửa. Phần tử cảm biến ngọn lửa trong hệ thống là các phần tử nhạy cảm với ánh sáng như: Điện trở quang Cds, tế bào quang điện kết hợp với mạch biến đổi tạo tín hiệu On-Off.
• B6: Dừng thiết bị chương trình
• B7: Nếu như hệ thống có đốt dầu mồi thì sau khi đốt thành công sẽ chuyển sang dầu nặng đồng thời tắt bơm dầu đốt mồi.
• B8: Nếu quá trình đốt không thành công không có ngọn lửa sau một thời gian hệ thống tự động dừng đốt, tắt biến áp đánh lửa, khóa van dầu, tiếp tục thực hiện thông gió một vài phút đồng thời có tín hiệu bằng đèn còi quá trình đốt không thành
công. Nếu muốn thực hiện đốt lần kế tiếp phải nhấn nút Reset để hoàn nguyên hệ thống.
- Thuật toán dừng đốt lò:
• B1: Cắt nhiên liệu vào buồng đốt.
• B2: Tiếp tục thông gió sau một vài phút, sau đó dừng quạt.
• B3: Hệ thống tự động quay về điểm xuất phát ban đầu để chuẩn bị cho chương trình đốt lần kế tiếp.
Note: Dừng lò có thể xảy ra do các nguyên nhân sau + Áp suất hơi đủ (Bằng áp suất đặt trước)
+ Do lệnh tắt từ người vận hành
+ Do có sự cố: một trong các thông số vượt mức cho phép như: mực nước quá cao, thấp, quạt gió quá tải,...gọi là dừng sự cố muốn đốt lại phải nhấn nút Reset hoàn nguyên hệ thống.
❖ Tự động duy trì áp lực hơi: