Nghiệm thu hệ thống neo tời quấn dây.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 79 - 83)

- Chức năng kiểm soát nồng độ dầu: Sau khi dầu được đưa vào két dầu, phần nước sẽ chảy qua bình kiểm soát Ở đây, có bộ cảm biến hàm lượng

35. Nghiệm thu hệ thống neo tời quấn dây.

- Đối với tời neo thì thử trên biển không thử tại bến vì trên biển có bùn, sóng gió, tải lớn lúc này kéo mới thử được hệ thống neo được, xem thử động cơ có đủ sức kéo neo được không.

- Khi khai thác hệ thống neo phải chú ý điều kiện làm mát của hệ thống. Trong những điều kiện đặc biệt khẩn cấp được lệnh của thuyền trường chúng ta có thể bỏ chức năng của bảo vệ quá tải ( đấu tắt rơ le nhiệt) để cưỡng bức hệ thống làm việc. Khi đó người sử dụng phải chú ý không kéo neo ở tốc độ cao mà kéo

neo ở tốc độ nào đó mà có moment lớn nhất và chú ý đến điều kiện làm mát và đặc biệt có thể cắt neo.

Nghiệm thu lắp ráp, sữa chữa:

- Đo điện trở cách điện

- Nghiệm thu đúng đắn sơ đồ đấu dây, các mạch điện của hệ thống.

- Nghiệm thu lắp ráp các phần cơ khí, ốc vít, các bộ phận quay, chuyển động , truyền động,…

- Nghiệm thu kín nước bằng cách dùng vòi nước ngọt có áp lực khoảng 2at đứng cách xa động cơ hay thiết bị cần kín nước khoảng (1-2) m, góc phun khoảng 45 độ, thời gian khoảng (10- 20) phút. Sau đó tháo nắp hộp điều khiển để đo Rcđ, nếu Rcđ giảm thì động cơ bị thấm nước, nếu Rcđ không đổi thì kín nước.

Nghiệm thu không tải:

- Thực hiện rời ly hợp cho động cơ chạy không tải trong khoảng 30 phút và kiểm tra các thông số sau:

+ Nghiệm thu quá trình khởi động của động cơ

+ Kiểm tra và đo dòng điện chạy trong các pha bằng ampe kìm. + Nghiệm thu phanh điện từ, phanh cơ khí.

+ Nghiệm thu các cấp tốc độ + Nghiệm thu phát nhiệt

+ Nghiệm thu chế độ tời quấn dây của neo + Nghiệm thu các loại bảo vệ của hệ thống

- Phải tiến hành thực tế trên biển ở độ sâu cho phép và có thể thử khi tàu đầy tải, cấp sóng gió cao, điều kiện khắc nhiệt cần nghiệm thu các vấn đề sau:

+ Thả neo tự do ở độ sau định mức cho phép tùy tàu

• Nếu độ sâu < 25m thì có thể thả neo rơi tự do bằng cách nhã ly hợp, tách trục lai đĩa hình sao ra khỏi hệ thống truyền động cơ khí, nới lỏng phanh cơ khí, sức nặng của neo sẽ làm neo và xích neo rơi tự do xuống.

• Nếu độ sâu >25m thì không được thả neo rơi tự do vì lúc này nó sẻ xảy ra trường hợp đứt neo và mất neo do đó phải thả neo nhờ động cơ điện làm việc ở chế độ hãm để giảm bớt tốc độ rơi của neo.

+ Thu neo: thử và so sánh với quy định đăng kiểm

• Kéo neo và kiểm tra tốc độ và thời gian thu neo có t <30 phút không.

• Kiểm tra điều kiện phát nhiệt.

• Kiểm tra các cấp tốc độ kéo neo

+ Kiểm tra trạng thái dừng dưới điện trong thời gian 30s

+ Kiểm tra sự làm việc của phanh điện từ và phanh cơ khí.

Nghiệm thu tời quấn dây: Giống với hệ thống neo 36. Nghiệm thu hệ thống lái

Nghiệm thu lắp ráp sữa chữa:

- Nghiệm thu, kiểm tra, so sánh các thông số kĩ thuật trước và sau khi sữa chữa

- Đo cách điện động cơ và van điện từ.

- Nghiệm thu lắp ráp các phần cơ khí, ốc vít, thanh truyền động ( lắp thanh truyền động này không đúng làm cho hệ thống làm việc sai đi).

Nghiệm thu tại bến:

- Nghiệm thu 7 cái bảo vệ và báo động máy lái

- Nghiệm thu thiết bị chỉ báo góc lái: xem thử có sự đồng bộ vị trí giữa kim chỉ báo trên trụ lái với các đồng hồ chỉ báo khác ( buồng máy, buồng lái) theo yêu cầu đăng kiểm thì chỉ cho phép chênh lệch nhau ± 0,5 độ.

- Nghiệm thu các chế độ lái ở câu 24.

- Nghiệm thu thời gian bẻ lái từ mạng này sang mạng kia t<28s nên chuyển về chế độ lái đơn giản NFU để thử.

- Nghiệm thu khả năng dừng dưới điện 1 phút nếu là lái điện cơ - Nghiệm thu phát nhiệt của động cơ thực hiện sau khi chạy trong

thời gian 30p.

Nghiệm thu trên biển khi chạy đường dài:

- Nghiệm thu các bộ phận cơ khí, truyền động.

- Nghiệm thu tốc độ bẻ lái, thời gian bẻ lái khi tàu chạy với các tốc độ khác nhau

- Nghiệm thu các chế độ lái câu 24.

- Nghiệm thu số lần bẻ lái liên tục khi tàu đã đi theo hướng thẳng: 350 lần/h

- Nghiệm thu các báo động và bảo vệ của máy lái:

• Bảo vệ ngắn mạch

• Báo động quá tải

• Báo động mất nguồn chính

• Báo động mất nguồn sự cố

• Báo động độ lệch hướng đi

• Báo động mất pha

• Bảo vệ ngắt cuối ở trụ lái

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn khai thác hệ thống điện tàu thủy ĐH GTVT TP HCM (Trang 79 - 83)