TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 29 - 32)

DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

a. Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủnghĩa xã hội nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin . Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã chỉ rõ lịch sử phát triển của loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau, từ cộng sản nguyên thủy đến chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph. Ăngghen viết: “Đối với chúng ta – chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực cần phải tuân theo. Chúng ta coi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ mọi trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại” (Mác, Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, ST, 1980, tr.297)

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam để kế thừa các tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã luôn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc. Xuất phát từ thực tiễn nước ta để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một luận điểm rất quan trọng: Mỗi dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội có những nét đặc thù riêng, không thể máy móc thực hiện như nhau với các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử , văn hóa của phương Đông và Việt Nam. Nhờ đó phát hiện những nét khá tương đồng … với chủ nghĩa xã hội, và đi đến nhận định hết sức mới mẻ và táo bạo: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Đấy là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay... Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu” (T1, tr.33-35).

- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện văn hóa , đạo đức (cách tiếp cận mới) – chủ nghĩa xã hội phải là xã hội tiêu biểu về văn hóa, đạo đức, phát triển cao về văn hóa đạo đức.

b. Tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người, từ tính chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại

- Chủ nghĩa xã hội ra đời từ “sự tàn bạo của Chủ nghĩa tư bản”. Chính sự bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân đã bộc lộ những khuyết tật phi nhân tính bẩm sinh không thể khắc phục được của chủ nghĩa tư bản, và đó chính là cơ sở để người lao động ý thức, giác ngộ sứ mệnh của mình đối với quốc gia dân tộc, chờ thời cơ để vùng dậy, thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp bức bóc lột nào, và đây chính là điều kiện quan trọng nhất để nhân dân thuộc địa

giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.“Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (T1,tr.28)

- Dưới góc độ giải phóng: độc lập dân tộc chỉ mới là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được giai cấp, giải phóng con người.

- Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghia Mác - Lênin để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của nước ta.

- Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc.

c. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng củachủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác – Lênin đưa ra những đặc trưng cơ bản như:

- Xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa để giải phóng sức sản xuất.

- Có một nền đại công nghiệp cơ khí, một nền khoa học công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp.

- Thực hiện sản xuất có kế hoạch

- Phân phối theo lao động, thực hiện công bằng trong lao động và hưởng thụ.

- Khắc phục sự khác biệt về giai cấp, tiến tới xóa bỏ sự khác biệt giữa nông thôn với thành thị, lao động trí óc và lao động chân tay, xây dựng một xã hội thuần nhất về giai cấp.

- Giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân tạo điều kiện cho mọi người tận lực phát triển năng lực sẵn có.

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Sáng tạo của Hồ Chí Minh là xuất phát từ thực tiễn đất nước, Người đã đưa ra những quan niệm về của chủ nghĩa xã hội một cách thiết thực, cụ thể, với những nội dung chủ yếu sau:

- Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người (cộng đồng và cá nhân). Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội mà mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người, đảm bảo cho con người được phát triển tự do, toàn diện.

- Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng bản chất như sau:

Thứ nhất, đó là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, làm chủ, mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân.

Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện phân phối theo lao động

Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ xã hội dân chủ, bính đẳng, công bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do, toàn diện trong sự hài hòa giữa xã hội với tự nhiên.

Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân, là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.

Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội là một quan niệm hoàn chỉnh, bao quát các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người...trong đó nổi bật nhất là quyền làm chủ của nhân dân, và phát huy năng lực sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân nhằm thực hiện Chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân dựa trên hệ thống giá trị nền tảng là độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng, đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng quyền con người.

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh của Đảng (năm 1991) đã khẳng định những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta: nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏí áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Cương lĩnh sửa đổi (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI- 2011) đưa thêm đặc trưng: dân giàu nước mạng, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

d. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủnghĩa xã hội Việt Nam nghĩa xã hội Việt Nam

* Mục tiêu:

- Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội: Độc lập, tự do chodân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, là không ngừng nâng cao đời

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w