Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 79 - 80)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Bối cảnh thời đại và sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí

1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

văn hóa với các lĩnh vực khác

a. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ, Khóa họp 24 Đại Hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, đã ra Nghị quyết 24C/18.6.5 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

b. Quan niệm Hồ Chí Minh về văn hóa

- Khái niệm văn hóa (Culture) từ tiếng Latinh: Cultur: trồng trọt, Cultur argi: trồng trọt cây cối; cultur animi: trồng trọt tâm hồn con người. Ở phương Đông, văn hóa: “văn”: vẻ đẹp, giá trị; “hóa”: trở thành. Văn hóa: trở thành giá trị, trở thành vẻ đẹp.

Trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, song vẫn còn có khá nhiều những điểm chưa thống nhất giữa những ý kiến. Có thể khái quát một số cách định nghĩa về văn hóa: đồng nhất văn hóa với học vấn; đồng nhất văn hóa với hoạt động văn hóa nghệ thuật bình thường; đồng nhất văn hóa với những di tích lịch sử văn hóa; đồng nhất văn hóa với những sáng tạo kiệt tác về lĩnh vực tinh thần.

- Theo Unesco, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống của nhân dân.

Đặc trưng của văn hóa là những giá trị do con người tạo ra, mang tính lịch sử. Nói đến văn hóa là nói đến trình độ người.

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được Người sử dụng khá linh hoạt:

Theo nghĩa rộng: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là những giá trị tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng (Báo Cứu quốc,

tháng 5 năm 1945). Theo nghĩa rất hẹp: văn hóa đơn thuần chỉ trình độ học vấn của con người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông...

Định nghĩa khái quát nhất của Hồ Chí Minh về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”5. (Tháng 8/1943, Người viết định nghĩa này khi đang trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch)

Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng với quan niệm hiện đại của UNESCO về văn hóa theo cách khía cạnh sau: phức thể, tổng thể nhiều mặt; nét riêng biệt, đặc trưng riêng về tinh thần và vật chất, khắc họa nên bản sắc; nghệ thuật, văn chương, và các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, cách ứng xử và giao tiếp.

c. Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

- Nếu như chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò của các thành tố trong hình thái kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế

- Hồ Chí Minh khẳng định vai trò ngang nhau của các thành tố nhưng có xu hướng nhấn mạnh văn hóa.

Từ sau cách mạng tháng Tám, văn hoá đã được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc tính về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hoá được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội.

- Hồ Chí Minh khẳng định một nền chính trị, kinh tế, một xã hội có văn hóa. Hồ Chí Minh trong kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có vai trò dẫn đường. Người mong ước, xây dựng một nền kinh tế có văn hóa cao, một nền chính trị có văn hóa cao, một xã hội có văn hóa cao.

+ Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị. Người viết: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết bài giảng TT HCM 15 8 2020 (1) (Trang 79 - 80)