II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Bối cảnh thời đại và sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí
a) Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý có tình
lý có tình
- Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế, dứt khoát giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
+ “Có lý” tức là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới; đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn của mỗi nước, mỗi đảng.
+ “Có tình” là sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh; phải khắc phục tư tưởng “sô vanh”, nước lớn, áp đặt, hoặc dung các giải pháp về kinh tế, chính trị, … để gây sức ép với nhau. Có tình còn đòi hỏi trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau để cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích chung. Tôn trọng lợi ích của mỗi dân tộc, mỗi đảng nếu lợi ích đó không phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của đảng khác, dân tộc khác.
+ “Có lý, có tình” vừa thể hiện nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng to lớn trong việc củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và tình đoàn kết trong nhân dân lao động.
- Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Độc lập tự do cho mỗi dân tộc theo Hồ Chí Minh là quyền trời cho, là “lẽ phải không ai chối cải được”. Suốt cuộc đời mình, Người không chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình mà còn cho các dân tộc khác trên thế giới.
+ Trong quan hệ với các nước láng giềng cũng như các nước khác, Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó. Người cũng khẳng định nhất quán chính sách ngoại giao của Việt Nam là: “làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”.
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hoà bình trong công lý.
+ Giương cao ngọn cờ hoà bình và đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh xâm lược là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, nhưng đó phải là “một nền hoà bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ”. Người khẳng định: “Chính sách ngoại giao
của Chính phủ Việt Nam thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”, “thái độ của Việt Nam đối với những nước Á châu là thái độ anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”
+ Chính quan điểm này của Hồ Chí Minh và lòng khao khát hoà bình của nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Bởi vậy, trong hai cuộc kháng chiến, dân tộc ta đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ to lớn của rất nhiều lực lượng yêu chuộng hoà bình, nhờ vậy chúng ta đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.